Hành trình đưa người trẻ đến gần hơn với nghệ thuật
Vừa qua, tập thể sinh viên lớp đại học Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch (19.2.1) đã có chuyến đi thực tế đến với Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây các sinh viên được chiêm ngưỡng và cảm nhận những ý nghĩa hàm chứa của các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại nơi đây.
Giảng viên, ThS Lê Thị Vương Nguyệt và Tập thể lớp 19.2.1
Trong quá trình học tập, nghiên cứu thuộc học phần Đại cương nghệ thuật học, lớp Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch (19.2.1) có cơ hội được đặt chân đến Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chuyến đi mở ra cho các bạn sinh viên những kiến thức, những góc nhìn mới về nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.
Qua những nét vẽ, chạm khắc,… của từng thời kì phát triển của lịch sử mỹ thuật đã giúp cho sinh viên hiểu hơn những giá trị mà các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam đã để lại cho đời sau. Cùng thời điểm ấy, khuôn khổ triển lãm “Gặp gỡ mùa thu” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, các sinh viên may mắn được gặp gỡ, giao lưu và lắng nghe những chia sẻ, trải lòng về những câu chuyện được các nghệ sĩ kí gửi vào trong những tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng. Thông qua đó, các sinh viên được hiểu rõ hơn về quá trình tạo ra một tác phẩm, có thêm cái nhìn khác về nghệ thuật để góp phần định hình nên nhận thức, hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật và đưa người trẻ đến gần hơn với nghệ thuật.
Những trải nghiệm bổ ích của lớp tại bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Đối với lớp Tổ chức sự kiện Văn hoá, Thể thao, Du lịch (19.2.1), chuyến đi đem lại những thông tin bổ ích, thổi một làn gió mới vào trong nhận thức nghệ thuật của các sinh viên. Mỗi sinh viên có một góc nhìn, cảm nhận và ấn tượng riêng biệt, có người dành niềm yêu thích đặc biệt với các tác phẩm điêu khắc, cũng có người bị mê hoặc bởi các bức hoạ. Nhưng dù thế nào thì các bạn sinh viên lớp 19.2.1 đã nhận lại được nhiều điều trong chuyến đi này
Dư âm của chuyến tham quan vẫn còn đó và những dấu ấn vô cùng sắc nét của các tác phẩm nghệ thuật vẫn còn đọng lại trong tâm trí các bạn sinh viên: “Cảm xúc của mình đan xen rất nhiều, thấy rất hào hứng khi chìm đắm trong không gian nghệ thuật của Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM, có nhiều sự thắc mắc về ý nghĩa ẩn chứa đằng sau các bức tranh nghệ thuật đặc sắc đã được xem qua. Tuy nhiên do thời gian tham quan có hạn nên không thể hoàn toàn cảm thụ được tất cả tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng, em rất tiếc và hi vọng có thể trở lại bảo tàng sớm nhất để có thể tiếp tục hành trình cảm thụ nghệ thuật của mình. Mình rất ấn tượng với tác phẩm "Đường Ra Phía Trước" của họa sỹ Cổ Tấn Long Châu, bởi lẽ tác phẩm khắc họa rõ nét cho người xem về hình tượng người "bộ đội Cụ Hồ" hành quân trong đêm tối, vùa hào hùng lại mang tới cảm giác tự hào dân tộc, biết ơn với thế hệ cha ông.” – Bạn Nguyễn Công Danh chia sẻ.
Bạn Dương Quách Kim Thy cũng có những cảm nhận đặc biệt: “Sau chuyến đi thực tế vào viện bảo tàng Nghệ thuật TPHCM thực sự đã để lại cho em nhiều dấu ấn sâu sắc. Ngay từ khi bước chân vào viện bảo tàng, mỗi tác phẩm nghệ thuật ở đây như một câu chuyện, chứa đựng biết bao cảm xúc của người nghệ sĩ đã khiến cho em phải nôn nao, dừng chân lại để suy ngẫm, để lắng nghe cảm xúc của chính mình. Đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ. Có lẽ tác phẩm mà khiến cho em phải ấn tượng nhất là bức tranh “Những đứa con của mẹ” của cô Ngọc Ánh. Ngay từ tên của tác phẩm đã gợi cho em thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng của người nghệ sĩ dành cho con của mình. Đây là một bức tranh trừu tượng với màu sắc rực rỡ đã tạo cho người xem một cảm giác gần gũi, ấm áp cũng giống như sự che chở của người mẹ dành cho những đứa con. Thông điệp của tác phẩm là tôn vinh tình mẫu tử - mối quan hệ thiêng liêng và bất diệt. Thế nhưng khi nhìn sâu vào tác phẩm, ta lại có thể nhìn thấy được những vết rách trong bức tranh, điều đó tượng trưng cho những nỗi đau, sự chia cắt trong mối quan hệ giữa mẹ và con. Sau khi nghe cô Ngọc Ánh chia sẻ, em dường như có thể cảm nhận được câu chuyện và tình yêu thương của cô dành cho những đứa con của mình trong chính bức tranh ấy.”
Và không chỉ hai bạn Danh và Thy mà tất cả các thành viên của lớp tham gia chuyến đi thực tế vừa qua đã có được những trải nghiệm đáng nhớ và từng bước “thu lại” khoảng cách giữa giới trẻ với nghệ thuật.
Những chuyến đi thực tế luôn là những cuộc hành trình đầy thú vị và đích đến của hành trình ấy chính là kho tàng tri thức, kinh nghiệm để giúp sinh viên có cơ sở để vững bước trên những chặng đường tương lai, mang các bạn đến gần hơn với những giá trị xoay quanh cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Và chuyến đi đến Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là chuyến đi mở đầu cho cuộc hành trình tìm đến gần hơn với nghệ thuật của các bạn sinh viên lớp Tổ chức sự kiện Văn hóa, Thể thao, Du lịch (19.2.1), đặt tiền đề cho những khám phá, hiểu biết sâu rộng hơn sau này.
Du khách nước ngoài tham quan bảo tàng Mỹ thuật
Bài: Mỹ Kim lớp Đại học Quản lý văn hoá 19.2 lớp 1 (Chuyên ngành tổ chức sự kiện Văn hoá, Thể thao, Du lịch)
Ảnh: lớp Đại học Quản lý văn hoá 19.2 lớp 1
-
31102018
-
14102024
-
22102018
-
18052019
-
27102021
-
13032021
-
08122019
-
15072024
-
13112024
-
30072022
-
29042023
-
05012021