“Hành trình quanh nước Đức” của chúng tôi
Nhân kỷ niệm ngày Quốc Khánh Đức, Tổng Lãnh sự quán Đức tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ hội “Hành trình quanh nước Đức” vào ngày 01.10.2022. Dịp này, nằm trong kế hoạch học tập của học phần “Viết đề án và kịch bản sự kiện” do TS. Trịnh Đăng Khoa và ThS. Nguyễn Thị Phà Ca giảng dạy, lớp ĐH. QLVH 15.2 đã may mắn được tham dự vào chuyến hành trình đầy thú vị vòng quanh nước Đức ngay tại “Ngôi nhà Đức”, số 33, Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập thể lớp QLVH 15.2 (Chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch) và giảng viên Ths Nguyễn Thị Phà Ca (giữa) tại sự kiện
Điều thú vị nhất trong chuyến đi
Đến với “Hành trình quanh nước Đức”, chúng tôi có cơ hội được chứng kiến các đặc trưng về văn hoá, tự nhiên, xã hội của nước Đức thông qua các gian triển lãm khác nhau. Được trải nghiệm, du ngoạn qua những miền đất lạ, thưởng thức tách cà phê tại một góc quán cà phê kiểu Đức, đạp xe qua những vườn nho để tìm ly rượu vang, có cơ hội cải thiện tiếng Đức thông qua các trò chơi ngôn ngữ; đến thăm những ngôi trường Đại học của Đức bằng công nghệ thực tế ảo. Ngoài ra, còn có những gian hàng trò chơi, giao lưu cho các bạn thiếu nhi bằng các hoạt động kể chuyện cổ tích, tô màu, làm bánh quy bơ,...
Điều đặc biệt nhất đó là khi vào tham quan chương trình, chúng tôi được phát một quyển passport “Mảnh ghép nước Đức” xinh xắn để có thể đi thu thập các con dấu về các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, tự nhiên. Thu thập đủ các con dấu sẽ nhận được những phần quà vô cũng hấp dẫn đến từ Ban Tổ chức. Qua các chặng “con dấu” đó, chúng tôi được hiểu biết thêm về nước Đức, yêu những đặc trưng, văn hóa – con người, được giao tiếp với những người bạn nước ngoài và gắn kết hơn với người bạn mới quen trong hành trình đó – điều mà mỗi sinh viên tổ chức sự kiện luôn luôn phải học hỏi cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp, hoạt ngôn.
Một số hình ảnh về các hoạt động vui chơi, giao lưu tại sự kiện
Một số điều mới mẻ mà chúng tôi học được
Ngày thống nhất của nước Đức: 03/10/1990, Thủ đô vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf. Người Đức có phong cách làm việc chuyên nghiệp, làm hết sức, chơi hết mình, người Đức có năng suất lao động vượt trội so với nhiều quốc gia trên thế giới. Và đặc biệt họ tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo, tiết kiệm.
Các địa danh nổi tiếng của Đức: Các địa danh nổi tiếng của Đức được truyền tải trong từng trò chơi. Qua trò chơi ghép hình hay đoán tên các địa danh thông qua các hình ảnh, sự kiện đã truyền tải những nét đặc trưng trong văn hóa, quảng bá các địa danh nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
Trong chuyến đi này chúng tôi còn được tìm hiểu thêm về các loài thực vật ở nước Đức như cây: Tùng la hán, cây bạch dương, cây sồi,... các cây này không xa lạ với nhiều người nhưng ở đây điều đặc biệt là chúng được lấy từ Đức về và được triển lãm cho mọi người cùng xem và được chạm trực tiếp vào nó. Chúng được chiết từ các cây thật có tuổi đời hơn trăm năm. Các thông tin của từng loại cây giúp người tham quan hiểu thêm về hệ thực vật vô cùng phong phú của Đức. Không chỉ vậy, qua đó ta thấy được nỗ lực bảo tồn và khắc phục các khu rừng nguyên sinh của người Đức.
Mô hình nông nghiệp
Hệ sinh thái – nông nghiệp của người Đức và cách phân loại rác thải: Nông nghiệp Đức sử dụng rác thải tái chế thân thiện với môi trường tự nhiên; các chuẩn loại thực vật đa dạng và 1/3 nước Đức được bao phủ bởi rừng và đất trồng cây. Cách phân loại rác ở Đức: Rác thải từ giấy, rác thải phân hủy, rác thải tái chế được, rác thải không thể tái chế và một số loại rác đặc thù không nằm trong các loại trên.
Người Đức rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi. Bằng cách ta thấy rất nhiều thùng rác trên vỉa hè có 4 ngăn dùng để phân loại rác và vẻ ngoài của thùng rác rất là đẹp mắt một phần tạo nên cảnh quan, thu hút ánh nhình của người qua lại. Họ sẽ tự giác đem chai, lọ đồ uống tới các chuỗi siêu thị để được hoàn tiền. Mô hình điện gió của nước Đức: Đức đã giới thiệu các dấu mốc của việc tái tạo năng lượng sạch từ điện gió. Không chỉ vậy, người tham gia còn có cơ hội trải nghiệm thực tế cách thức hoạt động đơn giản của động cơ điện gió thông qua trò chơi lắp đặt mô hình điện gió cơ bản,...
Tính đến cuối năm 2017, gần 30.000 tuabin gió đã được lắp đặt ở các vùng nông thôn và khu vực ven biển của Đức. Lượng điện thu được từ sức gió đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo dồi dào nhất tại quốc gia này. Hiện tại, Đức đang hướng tới mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 80% tổng tiêu thụ điện của Đức phải là từ các nguồn tái tạo. Hạn chế được việc phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu và khí đốt. Thông qua sự kiện này, Đức muốn tuyên truyền rộng rãi lợi ích của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Mô hình điện gió
Nước Đức là nơi đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế châu Âu, là quốc gia góp phần định hình cục diện kinh tế thế giới trong quá khứ và kể cả hiện tại. Đây là 1 trung tâm kinh tế quan trọng nhất của châu Âu với vị trí địa lý ngay giữa lòng châu Âu. Nổi tiếng với những quy định khắt khe để bảo vệ môi trường. Đức là một trong những quốc gia đem lại tiêu chuẩn sống cao nhất nhì châu Âu nói riêng, cũng như toàn thế giới nói chung. Một trong số những quy định đã tạo nên quốc gia sạch này chính là chính sách tái chế những chai nước mà người dân sử dụng hàng ngày.
Chúng tôi còn được cảm nhận được về văn hóa và ẩm thực nước Đức. Khi nhắc đến ẩm thực tại nơi đây chắc hẳn ai cũng phải nhắc đến như xúc xích, bánh mì và bia Đức. Họ rất thích ăn thịt, dù vào thời điểm nào trong ngày thì trên đĩa thức ăn của họ luôn luôn có thịt. Những bữa ăn thường được kết hợp giữa thịt được tẩm ướp kỹ càng với nhiều gia vị, thưởng thức cùng với bia hoặc rượu vang.
Tại sự kiện, chúng tôi nhận thấy các hoạt động tập trung vào trải nghiệm của đối tượng là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh sinh viên: Có rất nhiều gian hàng nhằm mang đến những trải nghiệm cho khách đến tham dự. Nhưng đặc biệt ở đây có hơn 60% gian hàng được rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên đến trải nghiệm như: gian hàng tô màu, trang trí bánh quy, xếp hình, kể chuyện cổ tích,...
Khách mời tham dự tham gia các hoạt động tại sự kiện
Yếu tố văn hoá được lồng ghép: Hầu hết các chương trình trải nghiệm đều gắn liền với các văn hoá đặc sắc của nước Đức. Hình ảnh của nước Đức được tái hiện rõ thông qua các sản phẩm trưng bày, ẩm thực, các câu chuyện cổ tích. Các trò chơi trong “passport” - Mảnh ghép nước Đức cũng cho chúng ta thấy rõ những điều mà họ muốn truyền tải cho người xem về văn hoá của nước Đức về cách giao tiếp, đọc sách, văn hoá thưởng thức bia và thức ăn,…
Tạo cho khách tham dự cảm giác “muốn quay lại”: Hầu hết tất cả các khách tham dự khi đến đây đều nhận được một số món quà nhỏ làm kỉ niệm, mặc dù đông nhưng staff đã chăm sóc cho khách tham dự rất chu đáo, ai cũng thấy vui vẻ và thoải mái, vì có rất nhiều điều bổ ích và thú vị.
Các bạn lớp QLVH 15.2 tham gia hoạt động và nhận quà tại sự kiện
Sau chuyến đi chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm
Học được cách xác định vấn đề, mục tiêu dự án. Đó là việc ăn mừng Ngày nước Đức thống nhất được lựa chọn cùng với Ngày hội gia đình 01/10. Như lời phát biểu của Tiến sĩ Josefile Wallat, Tổng Lãnh sự quán trong bài “The German national day or why celebrate the “Day of German Unity” sau đây:“Cộng hòa Liên bang Đức có một ngày Lễ rất đặc biệt. Ngày nước Đức thống nhất gợi nhớ đến một ngày rất yên bình, ngày 03.10.1990, ngày mà nước Đức trở nên gắn kết. Bởi vì, nước đức đã bị chia cắt từ sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Một sự chia cắt đầy thương đau. Nó ảnh hưởng đến nhiều gia đình, họ không thể nhìn thấy nhau theo đúng nghĩa đen. Thường là họ đã không được phép thăm nhau, và thời bấy giờ còn chưa có Whatapps hoặc các cuộc gọi video. Mỗi cuộc gọi qua biên giới đều có chi phí cao và rất khó khăn” (Tag der Deutschen Einheit, 03/10/22, tr.5).
Niềm vui của chúng tôi
Cách thiết kế nên dự án vô cùng thu hút, người tham gia có thể tự mình trải nghiệm, tham gia các hoạt động và nhận được nhiều phần quà, phần thưởng thú vị. Từ đó ta có thể học hỏi thêm được nhiều cách xây dựng thiết kế dự án cho học phần của mình như thể nào để mang đến sự thu hút và đạt được hiệu quả.
Cách bố trí không gian sự kiện được chia làm 2 phần. Đại sảnh chủ yếu phục vụ cho chụp ảnh checkin và ăn uống. Tầng trên phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giao lưu, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tự nhiên đất nước Đức. Với cách sắp xếp chia nhỏ từng khu vực như thế đã giúp cho khách tham quan sự kiện không tập trung quá đông một chỗ. Từ đó ta có thêm được kinh nghiệm trong việc sắp xếp hợp lý không gian thời gian cho sự kiện của mình được hiệu quả hơn.
Ngoài ra, chúng tôi còn được học hỏi rất nhiều điều từ việc phát triển và bảo vệ môi trường từ một nước có nền kinh tế phát triển hiện đại và nhiều điều hơn nữa. Đây là một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa và cũng là tư liệu cho riêng mỗi cá nhân phục vụ cho chuyên ngành cũng như tập thể hoàn thiện hơn sau chuyến đi. "Hành trình quanh nước Đức" là chuyến đi bổ ích, thú vị, là cơ hội để mỗi thành viên trong nhóm được gắn kết và hiểu nhau, học hỏi thêm được những kiến thức mới nhiều hơn./.
Bài và ảnh: Lớp Đại học quản lý văn hóa 15.2
Biên tập HD-PC
-
03072019
-
29062023
-
04052024
-
05092021
-
05072022
-
28012019
-
08112022
-
02112021
-
16122024
-
25062023
-
12072020
-
05082019