“Đại cương Nghệ thuật học”-Học phần thực tiễn thú vị ngay từ năm nhất
Vừa qua, lớp Đại học Quản lý văn hóa 13.3, chuyên ngành “Tổ chức hoạt động Văn hóa nghệ thuật” đã tổ chức thi giữa khóa học phần “Đại cương nghệ thuật học”. Buổi thi đã thực sự trở thành một Gala tài năng (Got talent) thu nhỏ khi các sinh viên đã thỏa sức thể hiện hết những năng khiếu ca, múa, biểu diễn kịch nói, tuyên truyền cổ động….của mình. Ngoài việc mang đến những phút giây tuyệt vời cho khán giả có mặt, thì sự bùng nổ của các sinh viên trên sân khấu đã giúp cho các thầy cô khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật xác định được năng khiếu, sở thích và nguyện vọng của các sinh viên năm thứ 1 để góp phần định hướng cho việc học tập của các sinh viên trong các năm tiếp theo, giúp các em có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm ngay sau khi ra trường.
Chương trình thi gồm các tiết mục:
- Hát + múa: “Ngày lũ về”, “Cùng nhau toả sáng”, “Quê Hương Việt Nam”
- Múa: “Mẹ”, Nhảy hiện đại: “Thời học sinh”,
- Hát: “Mẹ yêu”,
- Kịch “Phận làm dâu”,
- Tuyên truyền cổ động: “Sống như những đoá hoa”….vv…
Học phần “Đại cương nghệ thuật học” có 4 tín chỉ với 60 tiết (20 tiết học lý thuyết và 40 tiết tự học), là học phần nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành Quản lý văn hóa, được học trong học kỳ 1, năm thứ 1. Học phần trang bị cho người học những vấn đề lý luận chung về nghệ thuật (quan niệm, nguồn gốc, chức năng, phân loại); những đặc trưng cơ bản của một số loại hình nghệ thuật và sự vận dụng các kiến thức đã học vào công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Phương pháp giảng dạy là dạy học phân hóa; lý thuyết đan xen với thực hành. Hình thức đánh giá giữa kỳ là thực hành. Yêu cầu đối với sinh viên là: Các nhóm trình bày 1 tác phẩm nghệ thuật theo khả năng/ năng khiếu của mình. “Thông qua phương pháp giảng dạy và hình thức đánh giá này, giảng viên sẽ nắm bắt được đặc điểm trình độ nhận thức và nhu cầu nhận thức của nhóm sinh viên và từng sinh viên, từ đó có kế hoạch tư vấn, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ học tập theo năng lực cá nhân” Thạc sĩ Nguyễn Thị Phà Ca giảng viên học phần cho biết. Buổi kiểm tra giữa học phần được giảng viên bộ môn và các thầy cô giáo tham dự buổi thi đánh giá cao về khả năng nhận thức trong việc chọn lựa chủ đề khi xây dựng tác phẩm cũng như kỹ năng biểu diễn.
Đặc biệt, ở thể loại tuyên truyền cổ động, với không gian biểu diễn tuy nhỏ nhưng các sinh viên đã biết tận dụng để xử lý các Pano trực quan để góp phần tuyên truyền cho: Sứ mạng, Tầm nhìn, Mục tiêu và Triết lý giáo dục của trường Đại học Văn hóa TP.HCM. Trong tiết mục sinh viên Nguyễn Nhật Gia Huy với vai trò tuyên truyền viên đã nói “Thưa quý vị trên sân khấu mà Huy đang đứng đây là các Pano với những nội dung: Sứ mạng, Tầm nhìn, Văn hóa, Mục tiêu và Triết lý giáo dục của Trường ĐHVH TP.HCM…. Là sinh viên của Trường ĐHVH TP.HCM, lớp Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 13.3 chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình để giúp Nhà trường đạt được Sứ mạng, Tầm nhìn và Mục tiêu của trường trong tương lai. Xin hứa!”
Với mục đích định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ năm học đầu tiên, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Khoa QLVH,NT nhiều thầy cô giáo đã tham dự buổi thi và góp ý cho các sinh viên: ThS Trịnh Đăng Khoa - phụ trách Khoa QLVH,NT, TS Vũ Thị Phương, ThS Nguyễn Thị Phà Ca, ThS Nguyễn Hồ Phong, ThS Lê Hồng Khanh, Đạo diễn Hoàng Duẩn...
Một số hình ảnh trong chương trình
Thầy cô Khoa QLVH,NT tham dự chương trình
Sự hào hứng của các sinh viên khi tham gia chương trình...
Sinh viên lớp ĐHQLVH,NT 13.3 chụp hình lưu niệm cùng các thầy cô, giảng viên Khoa QLVH,NT
Bài và ảnh: H.C.D
-
27082022
-
07042018
-
10052021
-
07042018
-
02082020
-
22102019
-
22092019
-
22042018
-
23072018
-
26092022
-
30092018
-
26072024