“Mai giao thừa rồi Tết” - Điểm hẹn đặc sắc của khán giả trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019

13
01
'19

Chương trình biểu diễn nghệ thuật MAI GIAO THỪA RỒI TẾT là sản phẩm thi kết thúc học phần Đạo diễn chương trình văn hóa nghệ thuật của lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.3 (Chuyên ngành Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật), khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, trường Đại học văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Chương trình sẽ được tổ chức vào lúc 15 giờ 00, ngày 15 tháng 01 năm 2019.

Trong không khí nồng nàn của đất trời vào xuân, tập thể lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.3 cùng nhau thực hiện chương trình nghệ thuật với đề tài “Mùa xuân” được mang tên “Mai giao thừa rồi Tết”.

Thầy Trịnh Đăng Khoa - Tổng đạo diễn chương trình chụp hình cùng tập thể lớp

Cô Vũ Thị Bích Duyên - Chủ nhiệm lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.3 chụp hình cùng tập thể lớp

Để có những phần trình diễn đẹp mắt, tạo được dấu ấn và sự thích thú cho người xem, tập thể lớp đã cân nhắc chọn lọc, lên ý tưởng cho các tiết mục, làm sao để chương trình hấp dẫn thu hút được khán giả, đồng thời đảm bảo chất lượng nghệ thuật. Song song đó là hoạt động truyền thông cho chương trình, thiết kế sân khấu, thi công cảnh trí..v..v.. Với một tập thể “khiêm tốn” về nhân sự mà công tác tổ chức lại rất nhiều, lớp đã tiến hành chia các thành viên thành từng bộ phận nhỏ đảm nhiệm những vị trí công việc tương ứng với năng lực để chương trình được diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả nhất.

Nhóm hậu cần cùng nhau làm đạo cụ cho các tiết mục ; Ảnh: Tuyết Ngân

Chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện, chương trình đã huy động được đông đảo các bạn sinh viên của trường từng đạt nhiều giải thưởng những cuộc thi hát, múa, dàn dựng chương trình trong và ngoài trường cùng tham dự với vai trò diễn viên, ca sỹ cho chương trình, “Mai giao thừa rồi Tết” từ có tiềm năng nay lại càng trở nên đặc sắc, hoàn hảo hơn bội phần. Bên cạnh đó, tập thể lớp còn đầu tư rất kỹ lưỡng vào các khâu đạo cụ, phục trang, cảnh trí nhằm hướng tới một chương trình chất lượng cả về phần nghe lẫn phần nhìn, tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc xuân ngay trên sân khấu và trong lòng khán giả đến tham dự.

Thành phần các tiết mục đặc sắc không thể không kể đến là tiết mục Acapella “Vọng cổ tình xuân” tinh tế và “chất lừ” khi kết hợp giữa âm nhạc phương Tây cùng với âm nhạc dân tộc. Những thế mạnh mới từ sự kết hợp này hứa hẹn sẽ mang đến những gam màu độc, lạ cho chương trình và những trãi nghiệm khó quên trong lòng khán giả.

Nhóm Âm nhạc của chương trình đang tập tiết mục Acapella “Vọng cổ tình xuân" ; Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

Các bạn nữ chia bè với nhau trong tiết mục Acapella “Vọng cổ tình xuân”; Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

Tiết mục biểu diễn thời trang mùa xuân trong chương trình lại khoe vẻ đẹp tươi tắn với tông màu sáng, rực rỡ như đúng với tên gọi “Bộ sưu tập Hoa Xuân”, từng chiếc áo dài được trình diễn trong chương trình là từng sự chọn lọc kỹ lưỡng của bộ phận phục trang và tập thể lớp, tiêu chí dù về góc độ thẫm mỹ hay tính tượng trưng ngày Tết đều được đảm bảo.

Tiểu phẩm Kịch ngắn “Chiều giao thừa” mang đến cho quý khán giả những giây phút ấm áp của ngày xuân đoàn tụ gia đình, với dưa cà đối đỏ, với sự tích cây Nêu ngày Tết, trẻ con vui đùa, anh em thuận hiếu, mẹ cha dồi dào sức khỏe. Cũng không quên nhắc đến tác phẩm múa “Vạn Hương Mai” được dàn dựng bởi toàn bộ tâm huyết của Thầy Võ Nguyễn Thành Nhân, giảng viên bộ môn Phương pháp dàn dựng múa. Cùng với sự đầu tư nghiêm túc chất lượng vào những ca khúc nhạc trẻ về mùa xuân, được các bạn trong nhóm âm nhạc của lớp đặc biệt phối lại nhằm “thổi” một làn sinh khí hoàn toàn mới lạ, độc đáo cho những tiết mục hát đơn ca, song ca, liên khúc... trở nên đặc sắc, hấp dẫn, chiều lòng khách tham dự từ những vị khán giả khó tính nhất.

Tập luyện các tiết mục; Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

 Tiết mục “Vạn Hương Mai” đang được dàn dựng và luyện tập ;  Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

Ảnh: LeeDo & Tuyết Ngân

Thầy trò Biên đạo múa Võ Nguyễn Thành Nhân luôn có những buổi tập miệt mài cho tiết mục múa“ Vạn Hương Mai"

Đặc biệt, khi đến tham dự chương trình, quý khán giả sẽ được thưởng thức tiệc Buffet mứt Tết là những loại đặc sản ngày Tết của người dân vùng Tây Nam Bộ, đây là điểm nhấn thú vị mà tập thể lớp muốn thầm gửi gắm đến quý khán giả thay cho lời cảm ơn thông qua những chương trình trước đã được thực hiện, khán giả đã phải chờ đợi từ 15 đến 20 phút mới có thể xem được chương trình, thì giờ đây thay vì thời gian chờ đợi, khán giả sẽ vừa được thưởng thức buffet mứt tết, vừa được thưởng thức chương trình.

Cũng trong chương trình lần này, tập thể lớp vinh dự được đón tiếp quý đại biểu, quý khách mời là lãnh đạo nhà trường và các đơn vị (thiết chế văn hóa và các công ty truyền thông, sự kiện tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bến Tre, Đồng Tháp) hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật trong năm 2019 cùng về tham dự. Đây sẽ là động lực lớn giúp tập thể lớp nổ lực nhiều hơn nữa trong những ngày cận kề công diễn. Không chỉ dừng lại ở một buổi thi kết thúc học phần “Đạo diễn chương trình văn hóa nghệ thuật”, với chương trình “Mai giao thừa rồi Tết” còn là một hoạt động có ý nghĩa, góp phần mang đến một không gian Tết trọn vẹn cảm xúc cho khách tham dự. Tết này chẳng cần phải đi đâu xa, quý khán giả vẫn có thể tìm được cho mình dư vị ngọt ngào của những ngày nàng Xuân gõ cửa, tại số 51, Quốc Hương, phường Thảo Điền , quận 2, TP.HCM.

Với sự chuẩn bị nghiêm túc của tập thể lớp, cùng với sự dìu dắt tận tâm của Thầy Trịnh Đăng Khoa, cô Nguyễn Thị Thu Trang, lớp Quản lý văn hóa 10.3 đã sẵn sàng chinh phục cảm xúc của quý khán giả đến tham dự chương trình. “Mai giao thừa rồi Tết” hứa hẹn sẽ là điểm đến đặc sắc của khán giả trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, một sự lựa chọn không thể bỏ lỡ trong dịp Tết này. 

Bài: Tuyết Ngân

 

Từ khóa: