Nghệ thuật diễn xuất – Bài học về sân khấu và làm người
Có những ngày phải ở trường gần 15 giờ, chúng em có mệt, có quên ăn quên ngủ, nhưng khi nghĩ lại chúng em cảm thấy mình may mắn, vì những ngày đó có thể không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu, và cũng có thể là lần cuối chúng em được tự do sáng tạo, thăng hoa với nghệ thuật, đặc biệt là Nghệ thuật diễn xuất.
Những bài tập về Hình thể,Tiếng nói sân khấu, các Đơn nguyên kỹ thuật biểu diễn được lớp thể hiện thành hoạt cảnh sinh động trên sân khấu khi bắt đầu vào buổi thi
14g00 ngày 31/07/2020, tại hội trường C trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình thi kết thúc học phần Nghệ thuật diễn xuất và Thiết kế mỹ thuật sân khấu do Th.S – Đạo diễn Hoàng Duẩn và Th.S Nguyễn Nam Ninh hướng dẫn. Chương trình được thực hiện bởi lớp Đại học Quản lý văn hóa 12.3.
Tuy còn một vài thiếu xót nhưng đối với chúng em chương trình đã kết thúc khá trọn vẹn. Cảm xúc của chúng em lúc này vẫn còn khá lâng lâng. Không phải vì mệt, cũng không phải vì say, mà chúng em lâng lâng vì hạnh phúc, vì mừng và đặc biệt là vì sự thăng hoa trên sân khấu hôm ấy.
Để có được những vở kịch ngắn từ 20 đến 30 phút, chúng em đã phải trãi qua một quá trình đầy những chông gai, khó khăn mà lúc đó chúng em đã từng suy nghĩ rằng: “Hay là mình bỏ đi, tới đâu hay tới đó”. Nhưng không, vì quá đam mê, quá tâm huyết mà những suy nghĩ đó không bao giờ trở thành hành động.
Với vỏn vẹn có 4 tín chỉ cho học phần diễn xuất, chỉ học những kỹ năng về diễn xuất đã là quá sức rồi vì thời gian quá ngắn ngủi. Ấy vậy mà lớp chúng em đã không chịu chọn những kịch bản có sẵn để diễn mà còn muốn tự viết những tác phẩm do chính mình sáng tác ra để biểu diễn. Và đó là lựa chọn quá liều lĩnh! Hơn hai tháng qua, để có được những kịch bản được cho hay nhất đối với chúng em, đã có nhiều chuyện xảy ra với từng nhóm. Đó là chuyện bình thường mà! Chín người thì mười ý. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng em rời bỏ nhau, chúng em vẫn luôn bên cạnh nhau, hạ thấp cái tôi của bản thân xuống để vì cái chung, cái tập thể. Khán giả mỗi người sẽ có một cách cảm nhận riêng khi xem các vở kịch, hay dở gì chúng em cũng đều lắng nghe và tiếp thu. Nhưng không vì vậy mà chúng em buồn lòng, chúng em có quyền và được quyền tự hào về tác phẩm của mình. Vì đó là của mình, không phải của ai khác!
Kịch bản là một phần quan trọng trong các vở kịch, nhưng để một vở kịch thành công thì trang phục, đạo cụ, cảnh trí cũng là những phần không thể thiếu. Lớp chúng em không được gì chỉ được cái thích bày biện thiết kế, làm khổ nhau thôi. Nhưng không sao, chúng em thích cái sự cực khổ ấy. Vì khi nhìn được những thành quả do mình chính tay tạo ra, chúng em lại rất hạnh phúc, thật sự hạnh phúc. Và để làm ra được thành quả cuối cùng, chúng em phải “chịu” thử nghiệm, thấy không hợp lý thì làm lại. Tiếc tiền chứ, nhưng vì cái chung, có ra sao chúng em vẫn chấp nhận. Bên cạnh việc sáng tác kịch bản, lớp chúng em tự thực hiện toàn bộ cảnh trí, đạo cụ, trang phục...làm không đúng ý lại bỏ và tiếp tục thực hiện cho đến khi có kết quả cuối cùng.
Một cảnh trong vở "Phản Khuất"
Bởi mới thấy, chúng em đã bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết cho hai học phần này, mà nhiều nhất chính là cái “tâm”! Vở “Phản khuất” có một câu mà riêng em rất tâm đắt, câu nói của một thầy giáo dạy nghệ thuật: “Đây là bài học mà thầy đã dành cả đời để dạy các em. Cái đẹp của nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao khi người nghệ sĩ tạo ra nó bằng tất cả tài năng và tâm đức của mình”. Chúng em không dám nói mình có tài năng, nhưng chúng em có thể tự tin nói rằng chúng em có “tâm đức”!
Bạn Ánh Tuyền (đầu tiên bên trái) thay mặt lớp tặng hoa cám ơn hai giảng viên của học phần Nghệ thuật diễn xuất và Thiết kế mỹ thuật sân khấu:ThS-đạo diễn Hoàng Duẩn và ThS Nguyễn Nam Ninh
Với thời lượng học chỉ 8 tín chỉ cho 2 học phần song song, chúng em biết rằng những cái chúng em thể hiện trên sân khấu chỉ là “vỡ lòng”. Nhưng không vì thế mà chúng em lơ là, chúng em luôn cố gắng hết mình và chạy đua với thời gian. Có những ngày phải ở trường gần 15 giờ, chúng em có mệt, có quên ăn quên ngủ, nhưng khi nghĩ lại chúng em cảm thấy mình may mắn, vì những ngày đó có thể không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu, và cũng có thể là lần cuối chúng em được tự do sáng tạo, thăng hoa với nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật diễn xuất.
Hành trình 8 tín chỉ của hai học phần “Nghệ thuật diễn xuất” và “Thiết kế mĩ thuật sân khấu” đã bắt đầu với nhiều sự kỳ vọng, hứa hẹn với nhiều điều mới lạ và thú vị cho sinh viên năm 3 chúng em. Em tin rằng thành quả tốt đẹp của hành trình mà lớp đã đi qua sẽ là sự gặt hái để tạo nên một cuộc đời lớn lao hơn ở phía trước cho mỗi một thành viên. Trong hành trình vừa qua với đủ các cung bậc cảm xúc như “hỉ” của niềm vui trong quá trình học tập, sáng tạo ra thật nhiều ý tưởng mới; “ái” trong sự tin yêu, tận tình giảng dạy của quý thầy cô và sự đoàn kết, bao dung của một tập thể lớp ; “nộ” “ ố” xuất hiện như những ngọn lửa tiếp thêm sức mạnh cho sự gắn kết và cố gắng giúp tập thể thêm thấu hiểu nhau hơn.
Trong quá trình ấy, chẳng rõ đã có bao giọi mồ hôi, nước mắt đã rơi nhưng vào giây phút đứng trên sân khấu, ngắm nhìn thành quả của tập thể lớp, chúng em biết rõ mình đã hạnh phúc và vỡ oà như thế nào. Hoá ra, tuổi trẻ là phải thế này, phải đi đến nơi mình muốn đến, phải làm điều mình chưa từng làm để rồi biết mình là ai và trở thành điều gì trong cuộc sống. Chúng em tin đây sẽ là những “vốn kinh nghiệm” to lớn, là bài học quý giá cho những nhà quản lí tương tai - là chúng em sau này gặt hái “lãi thành công” giúp chúng em làm nghề giỏi và làm người tử tế trong hành trình sắp tới. Và đến thời điểm này, những sinh viên năm 3 như chúng em thì đây là đợt thi căng thẳng và mệt mỏi nhất. Tuy nhiên, khi nghĩ sâu hơn về những khía cạnh khác, chúng em nhận thấy rằng đây chỉ là những bước đệm nhỏ, những khó khăn nhỏ mà chúng em - nhà quản lý tương lai phải đối mặt. Chúng em biết ơn và trân trọng những bài học, những kinh nghiệm mà các thầy đã dạy cho chúng em, không chỉ trong diễn xuất, mà còn trong cách làm nghề và làm người.
TS Trịnh Đăng Khoa, Phó trưởng Khoa-Phụ trách Khoa quản lý văn hóa nghệ thuật, TS Vũ Thị Phương, Phó trưởng Khoa, ThS -Đạo diễn Hoàng Duẩn-Giảng viên học phần Nghệ thuật diễn xuất, ThS Nguyễn Thị Phà Ca -Giảng viên chủ nhiệm chụp hình lưu niệm cùng Tập thể Lớp sau khi kết thúc buổi thi
Một số hình ảnh về buổi thi kết thúc học phần
Hình ảnh vở "Con ghét chị con"
Hình ảnh trong vở "Dalilah"
Cảnh trong vở "Nữ Nhi Quốc"
cảnh trong vở "Phản Khuất"
Bài cảm nhận: Ánh Tuyền – Kim Thùy, sinh viên lớp ĐHQLV 12.3
Ảnh: Anh Tuấn - CTV
Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật luôn chào đón các bậc phụ huynh và các thí sinh trong đợt TUYỂN SINH năm 2020-2021 với 3 CHUYÊN NGÀNH HOT.
Đọc kỹ thông tin sau và…
HÃY LƯU LẠI – BẠN SẼ CẦN
Những thông tin cần thiết liên quan đến tuyển sinh 2020-2021
Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2019
https://www.youtube.com/watch?v=dlSOWC1mCSw&feature=share
Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2018
https://www.youtube.com/watch?v=souCHtmKhbs
Một số bài viết liên quan đến thi năng khiếu và tuyển sinh
http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/tuyen-sinh/
v.v...
-
03052024
-
04012021
-
11062022
-
01112020
-
08022021
-
26042023
-
26112021
-
26062019
-
26082019
-
21052019
-
27062022
-
02112020