Sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật Rèn luyện ý thức xây dựng lớp học xanh-sạch-đẹp
Rèn luyện ý thức xây dựng lớp học xanh - sạch - đẹp cho sinh viên là một chủ đề được Khoa QLVH,NT rất chú trọng trong thời gian gần đây, nhằm hình thành kỹ năng, thói quen tốt cho người học trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường vừa góp phần cụ thể hóa chủ trương “Xanh - sạch - đẹp” trường học, công sở của trường ĐHVH TP.HCM.
Việc giáo dục nâng cao nhận thức xây dựng lớp học xanh - sạch - đẹp cho sinh viên của khoa được triển khai bằng nhiều hình thức như: hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; đưa tiêu chí giữ lớp học xanh - sạch - đẹp vào điểm đánh giá học phần như một quy định về việc thực hiện nội quy lớp học; hướng dẫn sinh viên cách sắp xếp bàn ghế trong lớp học để tạo không gian học tập hào hứng v.v...
Kết quả đạt được bước đầu là:
- 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa được nhà trường phê duyệt, chuẩn bị nghiêm thu có tên “Xây dựng mô hình lớp học “Xanh - Sạch - Đẹp” tại Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh” do sinh viên Phạm Hoàng Khiết, lớp ĐH. Quản lý Văn hóa 11.2 làm chủ nhiệm đề tài.
- 02 tiêu chí: “Không ăn uống trong giờ học” và “Giữ lớp học sạch đẹp” được đưa vào Bảng điểm đánh giá quá trình học một số học phần trong chương trình đào tạo từ khóa học 2015-2019 như Sân khấu học đại cương, Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật, Đại cương nghệ thuật học...;
- Một số lớp sinh viên đã có ý thức tổ chức trực nhật, vệ sinh lớp đầu giờ và cuối giờ điển hình như lớp ĐH.Quản lý Văn hóa 11.2. Ngoài cách làm này, đặc biệt hơn, lớp ĐH.Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 13.3 được thầy Trịnh Đăng Khoa, với vai trò là lãnh đạo khoa, đồng giảng viên bộ môn Đại cương nghệ thuật học gợi ý và hướng dẫn cho sinh viên của lớp sắp bàn ghế trong phòng học sao cho tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy nhau. Điều này giúp cho sinh viên dễ theo dõi bài giảng, rút ngắn khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên, tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho cả hai phía; nó khiến buổi học không còn thụ động, một chiều mà đa chiều giữa người dạy với người học và giữa người học với người học. Việc làm này không chỉ đơn giản là tạo nên sự khác biệt cho môi trường học tập mà còn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tổ chức một sự kiện nhỏ để làm nền tảng đi vào các môn học chuyên sâu của chuyên ngành mình đang theo học.
Những kết quả nêu trên tuy còn khiêm tốn nhưng đó là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự nỗ lực của thầy trò Khoa QLVH,NT trong việc thực hiện Triết lý giáo dục của trường Đại học Văn hóa TP.HCM: “Giáo dục toàn diện, tạo lập tương lai”./.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động xây dựng lớp học xanh - sạch - đẹp của sinh viên K.QLVH,NT
SV lớp ĐH. Quản lý Văn hóa 11.2 quét lớp cuối buổi học
Sinh viên lớp ĐH.Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 13.3 tổ chức lớp học đầu giờ
Bài: Nguyễn Thị Phà Ca, Mai Xuân Thịnh
Ảnh: Phạm Hoàng Khiết, Lê Thị Ngọc Châu
-
05082019
-
05072022
-
01022021
-
15072019
-
14122023
-
30072022
-
28012019
-
21052023
-
30012024
-
26092022
-
19112020
-
18052019