Nơi dừng chân gửi gắm chữ “TÂM”!
Bỏ qua khía cạnh tâm linh, tôi mỉm cười vì tôi nghĩ khi cuối đầu khấn nguyện trước “Tổ nghề”, có lẽ cũng là lúc người nghệ sĩ khích lệ cái tâm làm nghề của chính mình. Họ cầu Tổ ban những điều tốt đẹp, cũng là lúc nhắc nhở bản thân cố gắng làm cho tốt phần trình diễn của mình. Người nghệ sĩ mang cái tâm với nghề, thì bàn thờ Tổ, tôi xin ví như nơi chữ “Tâm” dừng chân, đồng thời là nơi gửi gắm cái “Tâm” đó!
Không chỉ là những người làm nghề, mà một bộ phận người dân trong xã hội chắc hẳn ít nhất một lần đã nghe qua những giai thoại về Tổ nghề sân khấu! Người ta vẫn truyền tai nhau từ thời này sang thời khác những giai thoại có khi tương đồng, có khi khác nhau đến lạ, thế nhưng vẫn chưa ai biết được chính xác về “Tổ nghề sân khấu”. Vậy thì cuối cùng các nghệ sĩ thành kính thắp hương trước khi bước lên sân khấu là vì sao? Mỗi lần có mặt ở một buổi biểu diễn nào đó, tôi đều thấy những mảng khói vô tư lự bay phía sau cánh gà sân khấu. Những cái chấp tay, cuối đầu, nhắm mắt, dâng hương, cầu nguyện trước một bàn thờ có hoa, có trái cây là điều không khó để bắt gặp. Đắm trong mùi hương khói lúc đó, đã bao lần tôi cũng tự hỏi một câu mà ai đó từng thì thầm: “Nhưng liệu Tổ nghề là có thật không vậy? Có thật sự “đãi” cho mình không?”, xong rồi mỉm cười.
Bỏ qua khía cạnh tâm linh, tôi mỉm cười vì tôi nghĩ khi cuối đầu khấn nguyện trước Tổ nghề, có lẽ cũng là lúc người nghệ sĩ khích lệ cái tâm làm nghề của chính mình. Họ cầu Tổ ban những điều tốt đẹp, cũng là lúc nhắc nhở bản thân cố gắng làm cho tốt phần trình diễn của mình. Người nghệ sĩ mang cái tâm với nghề, thì bàn thờ Tổ, tôi xin ví như nơi chữ “Tâm” dừng chân, đồng thời là nơi gửi gắm cái “Tâm” đó! Tại sao tôi lại ví von như vậy? Gợi lại đôi chút những giai thoại về Tổ nghề sân khấu, dù là nói về những vị hoàng tử cao quý thậm chí đến những người hành khất lang thang, hay bất kì một vị nào khác thì chung quy, họ đều giao nhau ở chỗ đam mê nghệ thuật, luôn hướng về nghề của mình. Vậy thì khi các nghệ sĩ thờ cúng họ, không chỉ là thờ một người sáng lập mà còn là tôn kính sự đam mê, cái tâm cao quý ấy. Đó còn là sự tôn kính dành cho những người đã truyền nghề, đã dạy cho họ những bài học làm nghề và sống ở đời sao cho phải đạo, bởi thế đến ngày giỗ Tổ người ta vẫn thường thấy hai bên bàn thờ còn có câu liễng "Tôn sư trọng đạo - uống nước nhớ nguồn".
Bàn thờ Tổ như một minh chứng cho việc bền bỉ theo đuổi đam mê, quá trình cống hiến không ngừng của những người hoạt động nghệ thuật, những người được người đời gọi là “Nghệ sĩ”. Bàn thờ Tổ như một đại diện cho nguồn động lực giúp người nghệ sĩ vững bước hơn khi đặt chân lên sân khấu. Thay vì tranh cãi nhau rằng Tổ nghề là ai, giới nghệ thuật đang lập bàn thờ, nhà thờ Tổ cho vị nào, thì nghệ sĩ vẫn một thông lệ như thế, chấp tay cúi đầu trước bàn thờ Tổ và tin rằng một cái “Tâm” lớn với nghề ấy sẽ phù hộ cho những cái “Tâm” không hề nhỏ của thế hệ tiếp theo này! Đôi khi không cần biết rõ, chỉ cần tin!
“Hoa, hương, khói hư không tự tại
Quyện bóng hình người nghệ sĩ tài hoa
Đây hữu ý đứng sau rèm sân khấu
Bàn thờ Tổ, ta chứng một chữ “Tâm”
Bài và ảnh: Dạ Lynn
Lớp Đại học QLVH 11.3
-
05102021
-
22042018
-
02062018
-
12102018
-
07082023
-
07042018
-
07042018
-
19082018
-
15072024
-
25082018
-
06012020
-
20112020