Một mùa hè đặc biệt của tôi!
Hè 2021, tôi đang có một mùa hè thật đặc biệt. Một mùa hè không có những cuộc tụ tập cafe với đám bạn, không có những chuyến du lịch đi đây đi đó, một mùa hè thiếu đi những bữa cơm gia đình. Nhưng đây lại là một mùa hè sẽ không bao giờ quên được trong cuộc đời mình.
Tình nguyện viên Nguyễn Hoàng Thiên Trang tham gia lấy mẫu cùng các đồng đội tại phường Tăng Nhơn Phú (Tp.Thủ Đức), Tp.HCM
Là một người con sinh ra và lớn lên tại đất Quảng Ngãi, đây là lần đầu tiên tôi bức chân ra khỏi mảnh đất thân thương ấy, đặt chân vào Sài Gòn - nơi luôn bao dung cho những người con tứ xứ để học tập. Dù không mấy thuận lợi, nhưng mình đã nhanh chóng hoàn thành được năm nhất đại học. Và cũng như bao kỳ học trước, sau khi vượt qua tất cả các bài thi kết thúc môn và kết thúc học kỳ thì mình bắt đầu bước vào công cuộc nghĩ hè. Nhưng mùa hè năm nay thật khác, đây là mùa hè của những lần đầu tiên cùng những con người xa lạ nơi đất khách.
Sinh viên Nguyễn Hoàng Thiên Trang
Những ngày qua, từng ngày, từng giờ, từng phút, trên tivi, truyền thông, trên các trang mạng xã hội,... thông tin về dịch bệnh covid-19 liên tục được cập nhập. Từ 1 con, lên 2 con số, 3 con số,... rồi giờ là 6 con số, số ca nhiễm mỗi ngày một tăng cao. Cả nước đang ra sức chiến đấu, và cuộc chiến này không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội. Hình ảnh những cô, chú, anh, chị,... khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, chiến đấu hàng giờ đồng hồ đến mức kiệt sức vẫn không từ bỏ; hình ảnh của các y bác sĩ, lực lượng quân đội tranh thủ từng bữa ăn, giấc ngủ, nằm la liệt để có vài phút nghĩ ngơi đã khiến mình không thể ngồi yên. Nên mình đã quyết định dành ra mùa hè này để được cùng cả nước chiến đấu, góp một phần nhỏ bé để cùng vượt qua đại dịch.
Nguyễn Hoàng Thiên Trang sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật có những ngày thật ý nghĩa trong cuộc đời
Như bao bạn trẻ khác, từ khi bước vào cuộc chiến thì thứ mình có được chính là sức trẻ và một hệ miễn dịch hết sức bình thường. Mình có người thân, có gia đình, có bạn bè, có cơ hội được về quê và có biết bao cuộc chơi ở cái tuổi 18-19. Nhưng lúc này đây, mình đã quyết định gác mọi thứ sang một bên để khoác lên mình bộ áo xanh - màu áo của tuổi trẻ, màu áo của sự tự hào và lòng nhiệt huyết. Nhìn ra ngoài kia xem, có biết bao con người cũng đã có sự lựa chọn như mình, nhờ có họ mà ngày hôm nay ta mới thấy được một Sài Gòn bao dung, một Sài Gòn nghĩa tình, một Sài Gòn nhiệt huyết, truyền cảm hứng như vậy.
Nguyễn Hoàng Thiên Trang cùng Ths Lê Thị Vương Nguyệt -giảng viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật
Nguyễn Hoàng Thiên Trang trong một tiết mục thi kết thúc môn
Mọi người hỏi tôi rằng có sợ không? Thì câu trả lời chắc chắn là "Sợ!". Nhưng thay vì sợ bản thân mình nhiễm bệnh, tôi lại sợ đánh mất bản thân mình, lãng phí tuổi trẻ cho những cuộc vui vô bổ hơn. Chúng ta điều là những con người bình thường như nhau, trong mỗi chúng ta luôn tồn tại sự đấu tranh giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm. Nhưng thử nghĩ xem, nếu ai cũng đặt lợi ích cá nhân mình lên trên thì ai sẽ là người đứng ra chống dịch? Đối diện với dịch bệnh hàng ngày thì ai chả sợ. Nhưng đánh đổi thời gian, sức khoẻ để nhận lại những giá trị trong cuộc sống thì mình thấy xứng đáng. Quan trọng là thấy ý nghĩa, thấy nên làm, thấy xứng đáng thì mình làm theo sức của mình.
Tình nguyện viên Nguyễn Hoàng Thiên Trang và đồng đội tại nơi làm việc
Sài Gòn “đang bệnh”, đây là nỗi đau chung của tất cả chúng ta. Hãy cùng chung tay, cùng nhau cố gắng. Không cần bạn phải xông pha đến những nơi nguy hiểm, chỉ cần bạn ở nhà là đã góp sức cho Sài Gòn chóng khoẻ rồi!
Cám ơn Sài Gòn, cám ơn chiến dịch tình nguyện này vì đã mang đến cho mình những người đồng đội tốt, những con người cùng chung chí hướng, chung lý tưởng, chung một nhịp đập. Không cần biết bạn là ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?. Chỉ cần bạn muốn góp sức, thì chúng ta là một GIA ĐÌNH. Chúng ta sẽ cùng nhau xông pha, cùng nhau chiến đấu trên mọi mặc trận, cho dù là những nơi vô cùng nguy hiểm. Không kể nắng gắt hay mưa dầm, chúng ta vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau, cùng nhau ăn những bữa ăn vội, kể cho nhau vài câu chuyện vui rồi động viên nhau phải cùng nhau cố gắng.
Phút nghĩ ngơi của các tình nguyện viên và lực lượng tuyến đầu
Cám ơn tất cả vì đã góp phần làm cho thanh xuân của mình trở nên rực rỡ và ý nghĩa hơn. Mặc dù đây là lần đầu tiên, nhưng mình mong đây sẽ là lần cuối cùng. Mình không muốn thấy mọi người phải kiệt sức vì làm việc quá sức, không muốn thấy tình cảnh của người dân khổ càng thêm khổ, không muốn nhìn thấy ai phải rơi nước mắt vì mất đi người thân.
Niềm tin vào một ngày chiến thắng đại dịch
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
Sài Gòn chóng khoẻ, trở lại là một Sài Gòn nhộn nhịp vốn có nhé!
Sài Gòn cố lên!
Việt Nam cố lên!
Sinh viên Nguyễn Hoàng Thiên Trang
Lớp Đại học Quản lý văn hóa 15.2, Khoa quản lý văn hóa, nghệ thuật
Trường Đại học văn hóa Tp.HCM
Mời đọc thêm bài viết về Sinh viên Nguyễn Hoàng Thiên Trang trên Báo Thanh Niên
-
25122023
-
21052024
-
25112022
-
29102022
-
26122021
-
03072019
-
30012024
-
05082019
-
08112022
-
29122020
-
08122020
-
23112020