“Đại ngàn - Khơi dòng yêu thương” sự kiện của sinh viên Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật: yêu thương sắp được khơi dòng

13
12
'18

Vào lúc 18h ngày 14 tháng 12 năm 2018 tại Sân vận động Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, sinh viên lớp Đại học Quản lý Văn hóa 10.1 thuộc trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình Giao lưu nghệ thuật và Trao học bổng với chủ đề: “Đại ngàn – Khơi dòng yêu thương”, đây vừa là một trải nghiệm ý nghĩa và nhân văn của sinh viên khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật vừa là buổi thi kết thúc học phần EVENT (Tổ chức sự kiện) của lớp. Chuỗi sự kiện gồm các nội dung: trao quà cho đồng bào nghèo và thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn, trao học bổng cho trẻ em và chương trình biểu diễn nghệ thuật. Trước đó vào buổi sáng lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.1 sẽ trao tặng bồn nước cho người dân xã Phước Cát. Chương trình do Thạc sĩ - Đạo diễn Hoàng Duẩn và Thạc sĩ Trần Hoàng Thái làm cố vấn.

Trẻ em Phước Cát trên con suối vốn đã bị ô nhiễm nhưng người dân vẫn sử dụng nguồn nước này hàng ngày trong sinh hoạt

Xã Phước Cát 2 là một xã miền núi, ngoài người Mạ và S’tiêng là hai dân tộc bản địa sinh sống lâu đời thì có rất nhiều dân cư từ các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung về đây lập nghiệp. Xã gồm có 07 thôn nhưng trong đó, thôn 3 và thôn 4 là một trong những địa phương khó khăn nhất của xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Nguồn thu thập chính của đồng bào nơi đây chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, vì thế, cuộc sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Sinh sống ở vùng đất được gọi là “đại ngàn” với những dòng thác hùng vĩ, con suối thơ mộng nhưng người dân ở thôn 3, thôn 4 xã Phước Cát 2 lại “khát” nước sạch để sử dụng, họ phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh từ những con suối xa. Đường đi đến suối để lấy nước sinh hoạt lại vô cùng vất vả và gian nan, thế nên khó khăn lại chồng chất khó khăn...

Đường đi vào còn nhiều khó khăn

Không giống như những trẻ em ở thành thị, trẻ em ở hai thôn này có cuộc sống khá khó khăn, phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thiếu thốn từ cơm ăn, áo mặc, thiếu cả những nơi vui chơi và các phương tiện giải trí. Những khó nhọc dường như đã được làm quen từ nhỏ và cũng chính điều đó khiến các em cứng cáp, mạnh mẽ hơn.

Trong khó khăn nhưng các em học sinh vẫn thích đi học để thỏa ước mơ làm: bác sĩ, công an, kỹ sư...

Điều kiện kinh tế của hai thôn này còn nhiều khó khăn nên nơi đây vẫn còn thiếu lớp học và sân chơi cho các em. Ở giữa đại ngàn sâu thẳm, có hai điểm trường đặc biệt thuộc trường Tiểu học Phước Cát 2. Nơi mà 100% học sinh đều là người dân tộc thiểu số S’tiêng và Châu Mạ. Và những thầy cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm cần mẫn "cõng chữ lên vùng cao" với một khát vọng duy nhất, đó là giúp các em biết được con chữ để thoát nghèo, giúp cuộc đời của các em tươi sáng hơn.

Kinh tế còn nhiều khó khăn nên bữa ăn rất đơn giản

Tập thể lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.1 thực hiện sự kiện “Đại ngàn - khơi dòng yêu thương” nhằm mục đích mang đến những món quà ý nghĩa về vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 18h, ngày 14/12/2018 tại sân vận động xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng gồm các nội dung: trao quà cho đồng bào nghèo và thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn, trao học bổng cho trẻ em và chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Trẻ em theo mẹ lên nương

Trước đó đự kiến vào buổi sáng lớp Đại học Quản lý văn hóa 10.1 sẽ trao tặng bồn nước cho người dân xã Phước Cát. Chương trình do Thạc sĩ – Đạo diễn Hoàng Duẩn và Thạc sĩ Trần Hoàng Thái làm cố vấn, với sự tham dự của đông đảo người dân, học sinh, thầy cô và chính quyền địa phương xã Phước Cát 2, giảng viên trường Đại học Văn hóa TP.HCM và tập thể sinh viên lớp ĐH.QLVH 10.1. Hi vọng rằng, sự kiện này sẽ đem đến niềm vui cho bà con và lan toả tình yêu thương đến với cộng đồng.

Đoàn khảo sát của lớp vui chơi với các em: "có bánh "dụ" một lát mới chịu giao tiếp với người lạ"

Xe đạp đến trường, ước mơ nhỏ nhưng không phải bạn nào cũng có...

Phỏng vấn người dân trên con suối ô nhiễm và ước mơ có một bình lọc nước để cho "nước sạch hơn"

Phút thư giãn bên suối....của đoàn khảo sát  cùng bà con đi lấy nước

Phong Linh

 

Từ khóa:

Mạng xã hội