CUNG THƯƠNG HÒA ĐIỆU: Thi kết thúc môn Tổ chức sự kiện của lớp Đại học Quản lý Văn hóa tại Bình Dương

05
10
'18

Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lớp Đại học Quản lý Văn hóa của trường Đại học Văn hóa TP.HCM tại Bình Dương đã tổ chức thi kết thúc môn TCSK với chương trình giao lưu Đờn ca tài tử và cải lương chủ đề “Cung thương hòa điệu”. Ngoài các thành viên của lớp, chương trình còn có sự tham gia biểu diễn của các sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Khoa quản lý Văn hóa, Nghệ thuật trường Đại học Văn hóa TP.HCM và đặc biệt là sự tham gia của các nghệ nhân: Ngọc Kiều Oanh, Thu Hồng…Tham dự chương trình có sự góp mặt của lãnh đạo ngành Văn hóa thông tin tại Bình Dương, lãnh đạo trường Trung cấp mỹ thuật-văn hóa Bình Dương và các thầy cô đến từ Khoa QLVH,NT trường Đại học Văn hóa TP.HCM.

Ra đời hơn 100 năm, Đờn ca tài tử đã viết lên một câu chuyện dài, nhiều màu sắc cho lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhiều bài bản cải lương mang yếu tố lịch sử, xã hội gây ấn tượng mạnh với khán giả, nhờ đó đờn ca tài tử - cải lương trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân Nam bộ. Thế nhưng hiện nay, Đờn ca tài tử đang mất dần sự quan tâm của khán giả, do vậy, để khán giả quay trở về với loại hình âm nhạc truyền thống đều dựa vào sự tiếp cận và đón nhận của thế hệ trẻ. Qua đó, nhiều cuộc thi, giải thưởng đã ra đời để đưa loại hình âm nhạc này đến gần hơn với thị trường hiện nay.

Lớp Đại học Quản lý văn hóa tại Bình Dương thực hiện chương trình thi kết thúc học phần Tổ chức Sự kiện cũng đã lựa chọn loại hình âm nhạc Đờn ca tài tử làm đề tài cho mình. Một phần để minh chứng cho kết quả học tập, một phần để kết nối, quảng bá loại hình âm nhạc truyền thống Nam bộ đến gần hơn với sinh viên, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử; giúp học viên hệ vừa làm vừa học và sinh viên chính qui ngành Quản lý văn hóa của trường ĐH. Văn hóa TP.HCM vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau trong học tập và công tác sau này.

“Chương trình “Cung thương hòa điệu” – Giao lưu Đờn ca tài tử - cải lương giữa học viên và sinh viên trường Đại học Văn hóa TP.HCM” do lớp Đại học Quản lý Văn hóa tại Bình Dương được thực hiện theo đúng quá trình phát triển đờn ca tài tử. Ban đầu, những người sinh hoạt đờn ca tài tử chỉ là bạn bè, chòm xóm tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. Về sau, loại hình âm nhạc này được biết đến rộng rãi, đông người sinh hoạt hơn, do đó họ thường biểu diễn hình thể trong khi hát, từ đó “Ca ra bộ” ra đời. Từ “Ca ra bộ” dần được đầu tư nhiều hơn về kịch bản, âm nhạc, diễn viên,… đã hình thành nên loại hình sân khấu cải lương, và trích đoạn “Tiếng trống Mê Linh” được biểu diễn trong chương trình “Cung thương hòa điệu” là một vở Cải lương tiêu biểu, đại diện cho sự phát triển của Đơn ca tài tử Nam bộ.

Chương trình đã mang đến một không gian âm nhạc đặc sắc, tuyệt vời; bên cạnh đó còn có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ tên tuổi như: nghệ nhân Ngọc Kiều Oanh, nghệ nhân Thu Hồng,…; các bài bản, thể điệu được đầu tư biểu diễn nghiêm túc, chuyên nghiệp. Các nghệ sĩ, học viên, sinh viên chia sẻ với nhau, để gìn giữ được loại hình âm nhạc truyền thống này chính là nhờ vào sự đam mê và “Tâm” làm nghề của chính mình.

Th.S - Đạo diễn Trịnh Đăng Khoa, Giảng viên bộ môn dõi theo từng tiết mục của chương trình

Một số hình ảnh khác trong sự kiện

Các tiết mục biểu diễn giao lưu của Sinh viên chính quy Khoa QLVH,NT 

 

 

Tập thể học viên lớp Đại học QLVH tại Bình Dương chụp hình lưu niệm cùng các thầy cô và đại biểu tham dự chương trình

Bài: Trường Đình – H.Tr

Ảnh: Tấn Thành

Từ khóa:

Mạng xã hội