Tọa đàm: Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý văn hoá tại trường Đại học văn hoá TP.HCM

26
07
'24

VHSO - Sáng ngày 25/7, tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (Số 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức). Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tọa đàm khoa học cấp khoa với chủ đề  “Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh”. Tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia văn hóa - nghệ thuật, các giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, cựu học viên, các đối tác, đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường,…

Ban Tổ chức dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi diễn ra tọa đàm. Ảnh: Tấn Thành.

Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cứ 02 năm các trường đại học sẽ rà soát và cải tiến chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và sự vận động của nền kinh tế.

 

Một góc tọa đàm. Ảnh: Tấn Thành.

Tọa đàm “Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh” tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị…; những giải pháp cụ thể nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Chủ tọa điều hành tọa đàm sáng 25/7. Ảnh: Tấn Thành.

Theo chia sẻ của Ban tổ chức, buổi tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết và rất có giá trị của các chuyên gia văn hóa - nghệ thuật, các giảng viên, nghiên cứu viên, học viên, cựu học viên, các đối tác, đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Đây là cơ sở quan trọng để Khoa chuyên môn cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, giúp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện và phát triển.

PGS.TS. Trần Văn Ánh, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, người có công đầu tiên trong việc mở ngành đào tạo bậc thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa cho Trường phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Tấn Thành.

Công tác bảo đảm chất lượng nói chung, rà soát, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài theo các bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhờ sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của cả tập thể, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng Cơ sở giáo dục vào năm 2020; tiếp tục phát triển chất lượng giáo dục Trường sau đánh giá ngoài để đủ điều kiện tổ chức tự đánh giá và đánh giá ngoài chu kỳ 2 (theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT) vào năm 2025. Đặc biệt, vào năm 2023, chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Quản lý văn hóa đã đăng ký đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT. Năm 2024 là năm thứ 13 Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa./.

TheoHoàng Hải

<span times="" new="" "="" style="box-sizing: border-box;">BBT Website Trường Đại học Văn hóa TP.HCM

Từ khóa:

Mạng xã hội