Truyền thông phòng chống dịch Covid-19 của sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật

01
02
'21

“Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID -19 trong tình hình mới theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”[i] được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM trong tháng 01/2021. Nhiệm vụ này đã được lồng ghép vào hoạt động dạy và học ở các học phần, các chương trình thi của sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật, trong đó có chương trình thi giữa kỳ học phần “Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam” của hai lớp Đại học Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 14.2 và 14.3 diễn ra mới đây, học phần do ThS Nguyễn Thị Phà Ca giảng dạy.


[i] Thông báo số 01/TB-ĐHVHHCM, ngày 01/01/2021 Thông báo Nội dung Hội nghị giao ban cán bộ chủ chốt kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ tháng 12 năm 2020, triển khai nhiệm vụ tháng 01 năm 2021

 

Đến dự chương trình thi giữa kỳ có sự hiện diện của thầy cô Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật: TS. Trịnh Đăng Khoa - Trưởng khoa, TS. Vũ Thị Phương - Phó Trưởng khoa, ThS. Hoàng Thị Nhung - giảng viên và ThS. Vũ Thị Bích Duyên, ThS. Phạm Phương Thùy là hai giảng viên, cố vấn học tập của lớp.

TS. Trịnh Đăng Khoa phát biểu đánh giá chương trình

Chương trình được bắt đầu với lời chào mừng đại biểu và tuyên bố lý do: Năm 2020, đại dịch  COVID-19 tác động đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự thực hiện nghiêm túc của các cơ quan chức năng và đặc biệt là sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân,“Việt Nam đã trở thành một hình mẫu về chống dịch Covid-19 để các quốc gia khác có thể học hỏi”[i]. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, Chính Phủ đã có các văn bản chỉ đạo như: Công điện 1300/CĐ-TTg ngày 24/09/2020, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công điện số 1669/CĐ-TTg ngày 02/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19…

Tại trường Đại học Văn hóa TP.HCM, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của trung ương và địa phương, thời gian qua Nhà trường đã ban hành Thông báo số 201/TB-ĐHVHHCM ngày 05/12/2020 Về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Gần đây nhất là Thông báo số 01/TB-ĐHVHHCM, ngày 01/01/2021 Thông báo Nội dung Hội nghị giao ban cán bộ chủ chốt kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ tháng 12 năm 2020, triển khai nhiệm vụ tháng 01 năm 2021, Ban Giám hiệu đã xác định nhiệm vụ trong tháng 01/2021 mà toàn trường phải thực hiện đó là:“tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.

Khán giả đến cổ vũ chương trình

Trên tinh thần đó, thông qua hoạt động học tập học phần “Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam”, nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn với học phần, đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức chung về tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội. Giảng viên bộ môn đã hướng dẫn sinh viên hai lớp Đại học Quản lý văn hóa, chuyên ngành Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 14.2 và 14.3 thi giữa kỳ bằng một chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Niềm tin chiến thắng đại dịch COVID-19”. Ý tưởng chủ đề này được rút ra dựa trên chiến dịch truyền thông lan tỏa thông điệp “Niềm tin chiến thắng” của Bộ Y tế[ii]. Qua đó truyền tải thông điệp: “Khi con người sống có lý tưởng đúng, có niềm tin, thì không có khó khăn nào có thể quật ngã được họ”[iii]. Và lý tưởng, niềm tin cụ thể ở đây chính là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[iv].

Tiếp theo là phần diễn tiến của các tiết mục trong chương trình, với lời dẫn:

  1. Đứng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên thế giới như hiện nay, là sinh viên và là thế hệ trẻ chúng ta không nên sợ hãi và né tránh; mà phải bình tĩnh đối mặt với khó khăn, thách thức và giải quyết bằng cách nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực cùng với nhà trường và cộng đồng nghiêm túc tuân thủ những quy định về phòng chống dịch bệnh,“chung sống an toàn với dịch bệnh” như khuyến cáo của Bộ Y tế[v] và thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập -Khai báo y tế). Thể hiện tinh thần lạc quan đó là phần biểu diễn của Nhóm Tâm linh với tiết mục Hát – múa “NIỀM TIN”. Viết lời: Nhật Quang, Tiến Đạt. Biên đạo: Việt Hoàng.
  2. Chúng ta đã trải qua 1 năm đầy biến động với đại dịch Covid-19. Đối mặt trước những cuộc khủng hoảng, trước sự rối loạn, ngừng trệ và thậm chí là tê liệt, nhưng chúng ta cũng đã và đang đón nhận những điều tuyệt vời nhất chưa từng xuất hiện từ trước đến nay - những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa đó sẽ mãi còn lại với thời gian. Và hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và cả bản lĩnh của con người càng được phát huy. Clip “HỌA VẾT”- Sáng tác: Quỳnh Như và nhóm Cheese là tác phẩm kể về những “Vết” mờ làm nhòa đi sự tươi đẹp trong năm vừa qua, cùng với đó là những “Vết” sáng đánh dấu sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những “tập thể và cá nhân trên tuyến đầu chống dịch COVID-19”[vi] để chúng ta có một tương lai tốt đẹp hơn.
  3. Đến thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một nỗi đau, nỗi mất mát không có gì bù đắp nỗi. Điều đó khiến cho chúng ta càng trân quý sự sống trong mỗi giây phút của đời người. Để nói lên khát vọng và sự sống của con người là tiết mục nhảy “DESIRE TO LIVE”. Biên đạo: Đắc Tùng. Biểu diễn: Nhóm Chị em chúng mình.
  4. Chỉ còn 1 thời gian ngắn nữa là đến Tết Nguyên Đán, chắc hẳn ai ai cũng mong muốn được trở về nhà để đón năm mới cùng với gia đình. Nhưng dịch bệnh COVID – 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đâu đó vẫn có những cá nhân chưa ý thức đầy đủ về việc này, gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Với phương châm đề cao trách nhiệm của cộng đồng để thực hiện bằng được yêu cầu của Chính phủ là cả xã hội cùng quyết tâm, sẵn sàng chống dịch, để không chỉ đón Tết ấm cúng, vui tươi mà còn giữ thành quả chống dịch vô giá thời gian qua, đưa đất nước an toàn vượt qua giông bão chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Để chuyển tải nội dung đó là phần biểu diễn của Nhóm Meow Meow: Tiểu phẩm “CHUYỆN NGÀY XUÂN”. Kịch bản và dàn dựng: Nguyễn Tuấn.
  5. Có một giấc mơ tối tăm, ảm đạm, sợ hãi hiện ra khi người ta nghĩ đến 1 thế giới không thể khống chế được đại dịch Covid-19. Trong sự hỗn loạn ấy sự có mặt của CHÁNH NIỆM, tức là “sự nhớ nghĩ chân chính” – “ý thức sáng tỏ về sự sống của chính bản thân mình… biết mình đang làm gì, nghĩ gì, nói gì và do đó có thể soi sáng mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành động mình bằng nguyên lý duyên sinh” thì đó sẽ là một phương pháp mầu nhiệm[vii] giúp cho mọi người TỈNH THỨC. Thể hiện ý nghĩa đó là tiết mục múa hoạt cảnh: “GIẤC MƠ ĐEN”. Biên đạo: Khánh Dư. Biểu diễn: Nhóm MLem Mlem.
  6. Trong những lúc đời sống vật chất gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay thì sự bù đắp về mặt tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng; với những bản nhạc hào hùng vang lên sẽ thôi thúc mỗi người dân, lay động hàng triệu trái tim đập nhịp đoàn kết, đồng lòng, và ý chí quyết không lùi bước, toàn dân hãy sát cánh cùng nhau, cùng ngành y tế ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tiết mục Hát “ROCK COVID”. Biểu diễn: Nhóm BARABẺN.
  7. Quá trình xuất hiện dịch bệnh COVID -19 mà trước đây gọi là dịch bệnh Corona – là 1 dạng bệnh truyền nhiễm. Theo y học thì dịch bệnh là do sự hội đủ của 3 nguyên nhân: Thứ nhất, là tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm đó chính là những con vi trùng hoặc virus, ở đây là chủng virus Corona mới; Thứ hai, là yếu tố thời gian - nó diễn ra trong 1 thời gian ngắn khoảng 2 tuần, bùng lên thành bệnh với 1 số lượng người, tức là không gian (nguyên nhân thứ 3), khoảng 15 người bị tử vong trên 100.000 ngàn người…Thái độ của những người cực đoan là chấp nhận không chịu áp dụng các biện pháp y khoa, hoặc chỉ cầu xin cầu khẩn không tham gia điều trị y khoa, hoặc quá sợ hãi thiếu tỉnh táo gây cảm giác bất an…Đối với người hiểu biết Phật giáo hay người Phật tử thì có cái thấy đúng về dịch bệnh theo triết lý Nhân duyên là có thái độ trung đạo. Đó là phải thực hiện trị liệu y khoa, tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế. Đồng thời thực hành theo các pháp môn trong đạo Phật sẽ giúp vượt qua sợ hãi và chiến thắng dịch bệnh”[viii]Clip ca nhạc “DIỆT GIẶC CORONA”, nhóm “Rạp xiếc trung ương” dàn dựng và biểu diễn.
  8. Thực hiện phương châm “chống dịch như chống giặc”, trong thời gian qua, đồng bào có đạo cũng như đồng bào cả nước đã tích cực phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần cao nhất. Điều đó thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, góp phần “thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[ix]. Để minh họa cho nội dung này là phần biểu diễn của Nhóm CÀ PHÊ, nhảy “GHEN-CÔ VY”. Biên đạo: Hồng Xuyến.
  9. Tiết mục cuối cùng khép lại chương trình thi giữa kỳ là liên khúc “MONG ƯỚC BÌNH THƯỜNG” (Tác giả: Đinh Mạnh Ninh) – “VIỆT NAM TỬ TẾ” (Tác giả: Kata Trần, Thịnh Kainz) do tập thể lớp biểu diễn.

TS. Trịnh Đăng Khoa chụp hình lưu niệm với lớp cùng và các giảng viên

 

Dưới đây là một số hình ảnh của chương trình:

 

Bài: Lớp ĐH. Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 14.2 và 14.3

Ảnh: Quốc Khánh & Hải Tiến


[i]Ban biên tập Trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng (2020”), “Báo chí quốc tế ca ngợi Việt Nam hai lần chiến thắng dịch COVID-19”. Nguồn:  http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-ncov/15169/bao-chi-quoc-te-ca-ngoi-viet-nam-hai-lan-chien-thang-dich-covid-19

[ii] Bộ Y tế (2020), “Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng””. Nguồn:

 https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/bo-y-te-phat-ong-chien-dich-truyen-thong-niem-tin-chien-thang-

[iii] Hòa thượng Thích Trí Quảng (2021),“Chân Thành Tri ân!”, Giác Ngộ số 1083 PL.2564 – TL 01/01/2021.Tr. 7

[iv] Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/10/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo

[v] https://ncov.moh.gov.vn/en/-/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-voi-dich-benh

[vi] “Tri ân 264 chiến sĩ, 56 tập thể tuyến đầu chống dịch COVID-19”. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/tri-an-264-chien-si-56-tap-the-tuyen-au-chong-dich-covid-19

[vii] Thích Huyền Quang, Thích Nhất Hạnh (2015), Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, NXb Phương Đông, Tr. 47.

[viii] Đại đức Thích Trí Minh, Bác sĩ Chuyên khoa cấp I nói về dịch bệnh do virus corona. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=LiBhgFuCo3g&feature=youtu.be

[ix] Như 5


[i]Ban biên tập Trang Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng (2020”), “Báo chí quốc tế ca ngợi Việt Nam hai lần chiến thắng dịch COVID-19”. Nguồn:  http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-ncov/15169/bao-chi-quoc-te-ca-ngoi-viet-nam-hai-lan-chien-thang-dich-covid-19

[ii] Bộ Y tế (2020), “Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng””. Nguồn:

 https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/bo-y-te-phat-ong-chien-dich-truyen-thong-niem-tin-chien-thang-

[iii] Hòa thượng Thích Trí Quảng (2021),“Chân Thành Tri ân!”, Giác Ngộ số 1083 PL.2564 – TL 01/01/2021.Tr. 7

[iv] Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/10/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo

[v] https://ncov.moh.gov.vn/en/-/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-voi-dich-benh

[vi] “Tri ân 264 chiến sĩ, 56 tập thể tuyến đầu chống dịch COVID-19”. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/tri-an-264-chien-si-56-tap-the-tuyen-au-chong-dich-covid-19

[vii] Thích Huyền Quang, Thích Nhất Hạnh (2015), Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, NXb Phương Đông, Tr. 47.

[viii] Đại đức Thích Trí Minh, Bác sĩ Chuyên khoa cấp I nói về dịch bệnh do virus corona. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=LiBhgFuCo3g&feature=youtu.be

[ix] Như 5

 

 

Từ khóa: