Lê Văn Đoàn: ‘Hoài nghi’ để thành công

22
05
'20

'Tôi còn nhớ lúc cầm cuốn tuyển sinh trên tay với rất nhiều sự lựa chọn, loay hoay không biết nên chọn trường nào? Và ngành nào? để thi đầu vào, để rồi sự quyết định cuối cùng của tôi là thi vào trường Đại học văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, ngành quản lý văn hóa với rất nhiều sự hoài nghi về chính tương lai của mình' - Lê Văn Đoàn cựu sinh viên Khoa quản lý văn hóa, nghệ thuật viết tiếp trong cảm nhận gửi về cho BBT.

Sự hoài nghi luôn hiển hiện trong đầu tôi về những câu hỏi: Ngành học này liệu có phù hợp với bản thân tôi hay không? Môi trường học tập ở ngôi trường như thế nào, tôi sẽ học được gì ở đó? Sau khi tốt nghiệp tôi có xin được việc hay không?... Nhưng chính sự hoài nghi đó lại thôi thúc tôi phải trải nghiệm và thử thách mình phải thi bằng được vào trường. Và ước vọng của tôi thành hiện thực khi tôi cầm tờ giấy trúng tuyển trên tay, cảm xúc của như vỡ ào vì sự sung sướng. Nhưng rồi nó cũng vội dừng lại để đầu óc tôi lại suy nghĩ theo hai chiều hướng, vừa mừng lại vừa lo, mừng vì có cơ hội thử thách mình, lo vì điều kiện vật chất có đảm bảo cho mình theo học đến hết khóa hay không? bởi điều kiện gia đình lúc bấy giờ còn gặp nhiều khó khăn. 

Nhưng thật bất ngờ cái ngày nhập học, trường tổ chức chương trình đón chào tân sinh sinh viên đã tạo cảm xúc và dấu ấn mạnh trong tôi, tiếp nối thêm những hi vọng vào cái nơi mà mình đã lựa chọn về tương lai. Và không ngoài mong đợi trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường với rất nhiều khó khăn vất vả, tôi đã học được rất nhiều từ đó: những kiến thức về văn hóa trong và ngoài nước; cách thức tổ chức các chương trình, sự kiện; Marketing; Quản lý các hoạt động liên quan đến văn hóa,…  từ đó đã xóa tan mọi nghi ngờ về sự lựa chọn trong tôi và biết mình đã đi đúng hướng.

Lê Văn Đoàn (bìa phải) trong một lần công tác cùng với các đồng nghiệp của các cơ quan tại địa phương

Lê Văn Đoàn (thứ tư từ trái sang) cùng các đồng nghiệp tại địa phương trong một lần công tác

Tất nhiên, để có những kiến thức tuyệt vời đó và tiếp thêm niềm tin trong tôi là công lao to lớn của quý thầy cô nhà trường đã nhiệt tình, tâm huyết giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp và cầm tấm bằng chiếc bằng trên tay, tôi đã lựa chọn về quê để cống hiến cho quê hương của mình. Thật may mắn sao tôi đã được nhận vào làm việc tại một phường ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông trong thời điểm mà địa phương đang thiếu về nhân lực lĩnh vực văn hóa.

Trong suốt thời gian công tác, tôi đã vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học trong nhà trường để áp dụng vào một số công việc như: đạo diễn, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, hội thi, hội diễn; Marketing hình ảnh du lịch của địa phương, kêu gọi các nhà tài trợ; quản lý các hoạt động văn hóa ở địa phương,… tuy nhiên, do môi trường làm việc còn ở quy mô nhỏ nên nhiều kiến thực, kỹ năng còn chưa được phát huy tối đa so với những gì đã được học ở trường.

Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy về sự phát triển của địa phương và sự cần thiết của ngành văn hóa, nên tôi đã tiếp tục học lên để nâng cao trình độ lý luận và kiến thức. Và tôi đã lựa chọn chính ngôi trường năm xưa đã học để tiếp tục học lên cao học chuyên ngành Quản lý văn hóa, tôi tin tưởng những gì đã được học ở khóa học thạc sĩ sẽ giúp ích tôi trong công việc và sự phát triển của địa phương.

Qua đây, tôi cũng có đôi lời nhắn nhủ đối với các bạn trẻ có sự đam mê về ngành văn hóa: trong thời điểm nguồn nhân lực về ngành văn hóa còn thiếu thì cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản lý văn hóa sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Các em có thể làm việc trong các cơ quan quan lý nhà nước về văn hóa - nghệ thuật như: Sở văn hóa; Phòng văn hóa; Cán bộ văn hóa cấp phường, xã; Trung tâm văn hóa, Ban quản lý di tích, danh thắng, lễ hội, … và các cơ quan có sử dụng nhân lực văn hóa; trong các thiết chế văn hóa như: Bảo tàng, Thư viện, Phòng tranh, …; trong các tổ chức dịch vụ văn hóa như: Khu vui chơi, Trung tâm giải trí, Đơn vị tổ chức sự kiện…; trong các cơ quan truyền thông; trong các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.

Bài cảm nhận Lê Văn Đoàn

Cựu sinh viên: Lớp Đại học Quản lý văn hóa (Hệ chính quy Khóa 1, 2006-2010); thạc sỹ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh).

Đơn vị công tác: Công chức Văn hóa tại Phường Nghĩa Tân, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

ĐỌC KỸ THÔNG TIN SAU VÀ....

HÃY LƯU LẠI - BẠN SẼ CẦN

Phụ huynh và thí sinh vui lòng xem những file đính kèm và thông tin trong mục tuyển sinh 2020 theo các địa chỉ dưới đây:

http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/, Email: qlvhnt@hcmuc.edu.vn ; Điện thoại: (028)35120565

http://hcmuc.edu.vn/, Điện thoại: 028.38992901,    Fax: 028.35106502,  

Email: tuyensinh@hcmuc.edu.vn

Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2019

https://www.youtube.com/watch?v=dlSOWC1mCSw&feature=share

Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2018

https://www.youtube.com/watch?v=souCHtmKhbs

Một số bài viết liên quan đến công tác tuyển sinh và thi năng khiếu

http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn//tuyen-sinh-khoa-quan-ly-van-hoa-nghe-thuat-nam-2020-2021-210-chi-tieu-hot-voi-2-chuyen-nganh-moi.html

http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/khoa-quan-ly-van-hoa-nghe-thuat-tuyen-sinh-thuc-chat-dao-tao-chuyen-sau.html

http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/tuyen-sinh/

http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/tuyen-sinh-nang-khieu-tai-truong-dai-hoc-van-hoa-tp-hcm-thanh-cong-vuot-mong-doi-hua-hen-mot-nam-hoat-dong-day-nang-luong.html

BBT- NHP

Kỹ thuật hình ảnh: TRƯỜNG ĐÌNH

 

Từ khóa: