GIỚI THIỆU VỀ KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

04
04
'18

GIỚI THIỆU VỀ KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

1. Giới thiệu chung

Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật được thành lập năm 1977 với tên ban đầu là Khoa Văn hóa quần chúng, sau đó đổi tên thành Khoa Quản lý văn hóa; Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật và hiện nay là Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật.

Với bề dày hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực quản lý văn hóa – xã hội – nghệ thuật cho các tỉnh, thành phố phía Nam và trong cả nước.   

    Cơ cấu tổ chức hiện nay của khoa gồm: Ban lãnh đạo, 02 Tổ bộ môn và bộ phận Giáo vụ. Trong đó:  

* Nhiệm vụ chủ yếu của Ban lãnh đạo:

- Xây dựng chiến lược đào tạo của khoa theo định hướng chiến lược chung của Nhà trường.

- Tổ chức điều hành đào tạo theo đúng chương trình đã ban hành.

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên của Khoa.  

* Nhiệm vụ chủ yếu của các Tổ bộ môn:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo chuyên ngành, các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của khoa chuyên môn và nhà trường. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học, thực hành, thực tập.

- Quản lý đội ngũ giảng viên và sinh viên thuộc Tổ bộ môn. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng và trưởng khoa giao. 

- Thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hướng dẫn sinh hoạt lớp và các hoạt động phong trào khác.

* Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận Giáo vụ:

- Sắp xếp lịch giảng dạy, học tập; theo dõi việc tổ chức giảng dạy của cán bộ giảng viên và học tập của sinh viên trên cơ sở kế hoạch đào tạo chung của nhà trường.

- Theo dõi và tập hợp kết quả thi các học phần, điểm kiểm tra giữa học phần theo từng học kỳ.

- Giúp lãnh đạo khoa các công việc khác khi có yêu cầu.

2. Đội ngũ giảng viên

Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật gồm 19 người trong đó có 18 giảng viên và 01 chuyên viên, gồm 4 tiến sỹ (1 PGS), 13 thạc sỹ (4 NCS), 2 cử nhân; lượng giảng viên có trình độ sau đại học là 17/19 người chiếm tỷ lệ 89,5% được cơ cấu 02 tổ chuyên ngành và 01 bộ phận hành chính thuộc khoa.

Hiện nay, khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật có 18 giảng viên cơ hữu thường xuyên được học tập và bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; khoảng gần 100 giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các lĩnh vực, chuyên môn đào tạo. Nhìn chung, lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, năng nổ, nhiệt tình, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

4. Quy mô đào tạo:

Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật đã có những đóng góp đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực quản lý văn hóa, nghệ thuật cho các tỉnh thành phía Nam từ Quảng Nam trở vào.

Hiện nay, tổng số HS-SV-HV đã và đang theo học các chuyên ngành (hệ chính quy và vừa làm vừa học) là hơn 7.000 HS-SV-HV (tính từ năm học 2006 – 2007 đến nay).

Năm 2010, khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật đã tập trung xây dựng và đưa vào đào tạo thêm ba chuyên ngành bậc đại học (Biên tập và dẫn chương trình, Đạo diễn sự kiện, Quản lý hoạt động Mỹ thuật và quảng cáo). Năm 2014, tiếp tục điều chỉnh, cơ cấu lại các chuyên ngành phù hợp với nhu cầu xã hội. Vì vậy mới tách ngành Quản lý văn hóa thành 2 chuyên ngành: Quản lý hoạt động văn hóa, xã hội và Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật. Hiện nay khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật đang đào tạo các chuyên ngành: Quản lý hoạt động văn hóa xã hội, Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, Quản lý hoạt động âm nhạc, Đạo diễn sự kiện, Biên tập và dẫn chương trình. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học, năm 2017 khoa tuyển sinh thêm chuyên ngành: Biểu diễn âm nhạc và đang tập trung biên soạn chuyên ngành mới: Công nghiệp văn hóa.

4.1 Hệ chính quy: 16 lớp đặt đào tạo tại trường với tổng số 790 sinh viên (cập nhật ngày 25/02/2017), cụ thể:

STT

Khóa học

Tên lớp

Số lượng

1

2013 – 2017

(Đại học)

2014 – 2017

(Cao đẳng)

ĐH. Quản lý văn hóa 8.1

50

2

ĐH. Quản lý văn hóa 8.2

42

3

ĐH. QLHĐ Âm nhạc 7

27

4

ĐH. Đạo diễn sự kiện 3

19

5

ĐH. Biên tập và dẫn chương trình 3

9

6

CĐ. Quản lý văn hóa 13

72

7

2014 – 2018

(Đại học)

2015 – 2018

(Cao đẳng)

ĐH. Quản lý văn hóa 9.1

54

8

ĐH. Quản lý văn hóa 9.2

52

9

ĐH. Quản lý văn hóa 9.3

63

10

CĐ. Quản lý văn hóa 14

70

11

2015 – 2019

ĐH. Quản lý văn hóa 10.1

54

12

ĐH. Quản lý văn hóa 10.2

49

13

ĐH. Quản lý văn hóa 10.3

48

14

2016 – 2020

ĐH. Quản lý văn hóa 11.1

79

15

ĐH. Quản lý văn hóa 11.2

62

16

ĐH. Quản lý văn hóa 11.3

40

4.2 Hệ vừa học vừa làm, liên thông: 16 lớp đặt đào tạo tại trường và một số địa phương với tổng số 721 học viên.

STT

Khóa học

Tên lớp

Số lượng

I

Hệ vừa làm vừa học

1

2013 – 2017

ĐH. QLVH Trà Vinh

48

2

2013 – 2017

ĐH. QLVH Đồng Nai

66

3

ĐH. QLVH Vĩnh Long

50

4

ĐH. QLVH Sóc Trăng

38

5

ĐH. QLVH Ninh Thuận

91

6

ĐH. QLVH Quảng Nam

46

7

2014 – 2018

ĐH. QLVH Bến Tre

44

8

2015 – 2019

ĐH. QLVH Tiền Giang

48

9

2015 – 2019

ĐH. QLVH tại trường

11

9

2016 – 2020

ĐH. QLVH tại trường

11

10

2016 – 2020

ĐH. Đạo diễn sự kiện tại Hậu Giang

20

II

Liên thông đại học từ cao đẳng

11

2016 – 2018

ĐH. QLVH 7

41

12

2017 – 2019

ĐH. QLVH 8

48

III

Liên thông đại học từ trung cấp

13

2015 – 2018

ĐH. QLVH Tiền Giang

50

14

ĐH. QLVH Bình Dương

29

15

2016 – 2019

ĐH. QLVH Tiền Giang

39

16

ĐH. QLVH Gia Lai

41

 

5. Liên hệ:

Điện thoại: 083.5120565

Email: khoaquanlyvhnt@gmail.com

Lễ Tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật

Từ khóa: