Giải thích nội dung "Sứ mạng, Tầm nhìn, Văn hóa, Mục tiêu và Triết lý giáo dục" của Trường ĐH Văn hoá TPHCM

27
06
'22

Đầu tháng 4/2018, Nhà trường đã ban hành nội dung: sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa, mục tiêu và triết lý giáo dục của Trường. Nay Nhà trường tiếp tục truyền thông rộng rãi nội dung giải thích sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa, mục tiêu và triết lý giáo dục của Trường để tất cả công chức, viên chức, người lao động và người học trong toàn Trường biết.

 

Sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa, mục tiêu và triết lý giáo dục của Trường được công bố dưới đây là nội dung phấn đấu và là hành động của tất cả công chức, viên chức, người lao động và người học của Trường.

Ban Giám hiệu đề nghị Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc, BCH Công đoàn, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và BTK Hội sinh viên, Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh tổ chức phổ biến kỹ và truyền thông lâu dài nội dung sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa, mục tiêu và triết lý giáo dục của Trường đến các thành viên của đơn vị mình để quán triệt, nhận thức và hành động.

1. Sứ mạng

Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học chuẩn mực và là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Khoa học – Công nghệ về các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Giải thích:

 Quá trình tồn tại của Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học chuẩn mực và là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Khoa học – Công nghệ về các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch đáp ứng yêu cầu “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trường Đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thông tin, Du lịch.

Giải thích:

Từ nay đến năm 2030, Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực phấn đấu:

- Đến năm 2020 đạt chuẩn cấp Quốc gia,

- Đến năm 2030 đạt chuẩn cấp khu vực và Châu Á,

Về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng Khoa học - Công nghệ các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch hoặc các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Nhà nước và xã hội.

3. Văn hóa

Tôn trọng, trách nhiệm và thân thiện với người học[1].

Giải thích:

- Tôn trọng, trách nhiệm, thân thiện là ba nội dung cam kết trách nhiệm của Nhà trường đối với người học.

 - Người học là đối tượng công tác, là yếu tố quyết định sự tồn tại của Trường. Mỗi viên chức và người lao động của Trường cần phải có nhận thức, thái độ và hành động tôn trọng, trách nhiệm và thân thiện với người học.

 4. Mục tiêu

 - Mục tiêu tổng quát

 Cung cấp nguồn nhân lực Văn hóa - Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Giải thích: Nhiệm vụ của Nhà trường là đào tạo người học đảm bảo các mục tiêu để đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu của ngành và đất nước.

 - Mục tiêu cụ thể

+ Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đạt chuẩn,

+ Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học – Công nghệ có giá trị,

Về các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thông tin và du lịch góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Giải thích:

+ Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đạt chuẩn là đào tạo người học đạt chất lượng tốt theo chuẩn đầu ra của chương trình đã được kiểm định đạt chuẩn quốc gia hoặc chuẩn khu vực (các Trường đại học khu vực ASEAN), chuẩn quốc tế (các trường đại học đạt chuẩn Quốc tế).

+ Nghiên cứu khoa học có giá trị là tạo ra các sản phẩm khoa học phù hợp, có giá trị, ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển của đất nước.

+ Ứng dụng Khoa học – Công nghệ có giá trị là Nhà trường biết ứng dụng, sử dụng phù hợp những sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị vào từng lĩnh vực hoạt động của Trường, làm cho những hoạt động của Trường đạt hiệu quả, tăng trưởng và phát triển.

5. Triết lý giáo dục

Giáo dục toàn diện, tạo lập tương lai

Giải thích:

Giáo dục toàn diện là: Tạo ra người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi nhanh với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”[2].

- Tạo lập tương lai là:

+ Người học trải qua hoạt động đào tạo của Nhà trường sẽ giúp cho người học có được kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp vững vàng, đó là hành trang cho tương lai của người học sau khi học tập;

+ Hoạt động đào tạo của Nhà trường là góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp (công cuộc) phát triển đất nước, “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

 [1]  Theo Luật Giáo dục, Người học trong Trường đại học: Học trình độ đại học hệ chính quy gọi là sinh viên;  học các trình độ: cao học, đại học hệ giáo dục thường xuyên, các hình thức đào tạo ngắn hạn gọi là học viên; học trình độ tiến sỹ gọi là nghiên cứu sinh

[2] Luật giáo dục đại học

 Trích Thông báo số 73/TB-ĐHVHHCM ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Trường Đại học Văn hóa TPHCM.

Theo http://www.hcmuc.edu.vn/giai-thich-noi-dung-su-mang-tam-nhin-van-hoa-muc-tieu-va-triet-ly-giao-duc-cua-truong-dh-van-hoa-tphcm.html

 

Từ khóa:

Mạng xã hội