GIÁ CỦA GIỜ HỌC THÊM

13
05
'18

Sinh viên Khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật, một thế hệ sinh viên trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có tinh thần cầu tiến và rất say học thêm. Khi còn trên ghế nhà trường các thế hệ sinh viên khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật đã thể hiện được sức trẻ, tài năng của mình trong các chương trình văn hóa, nghệ thuật bên trong và bên ngoài nhà trường. Những thành quả đó, đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng sinh viên của các trường bạn và khán giả yêu nghệ thuật, nơi mà sinh viên khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật đã đi qua.

 

Không chỉ giỏi về mặt phong trào văn nghệ, sinh viên khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật còn là những thế hệ trẻ sống có đam mê, luôn hăng say học tập, trào đồi kiến thức, nắm vững kĩ năng chuyên ngành. Bởi vì sinh viên khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật ý thức được rằng đây sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa hội nhập đưa các thế hệ sinh viên văn hóa vững tin trên con đường làm nghề.

Học trên lớp thôi chưa đủ, sinh viên Quản lý văn hóa đã chủ động xung kích trên các mặt trận tình nguyện, các cuộc thi tài năng, games show, các chương trình văn hóa, nghệ thuật,… ở đâu cần thì ở đó có sinh viên Quản lý văn hóa.

Thư cám ơn của Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Pháp Bảo gửi sinh viên thực tập cuối khóa của lớp CĐQLVH 14 trong sự kiện

“Kết nối yêu thương” tại nhà hát Bến Thành 10.3.2018

Người xưa có câu “Đi một ngày đàn học một sàn khôn” nhưng phải biết vừa đi vừa quan sát, học hỏi thêm từ sự vật sự việc xung quanh và phải biết chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi. Là những người tâm quyết, yêu mến sinh viên, thầy cô tâm sự “Chúng tôi làm nhiều, đi nhiều, kinh nghiệm cũng nhiều chỉ cần sinh viên muốn học chúng tôi sẵn sàng truyền dạy, chỉ sợ sinh viên không muốn học”. Không chỉ đảm nhiệm vai trò giảng dạy, giảng viên khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật còn là những người nghệ sĩ sống hết mình với nghệ thuật. Chính những con người tâm quyết với nghề, yêu sinh viên ấy đã là những ngọn nến chỉ đường đưa sinh viên mình tìm đến với nghề, học cách yêu và sống với nghề. Nơi nào có thầy, nơi đó có trò, thầy chỉ bảo trò, trò sáng tạo làm theo. Những hình ảnh rất đẹp, gần gũi và ấp áp, mà khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật tự hào có được.

Vừa qua tại nhà hát Bến Thành đã diễn ra chương trình Đại nhạc hội “Kết nối yêu thương” một chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn kết cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống với sự tham gia hỗ trợ của nhóm sinh viên thực tập cuối khóa lớp Quản lý văn hóa 14. Mỗi người nắm giữ một công việc khác nhau như tham gia vào các cuộc họp cùng BTC chương trình, phân phối vé, theo dõi tiến độ thực hiện và setup sân khấu, di chuyển vật phẩm đấu giá, điều phối ca sĩ, viết kịch bản MC, chạy nhạc, hậu đài,…

Sinh viên lớp CĐQLVH14 cùng thầy Hoàng Duẩn và Đại đức Đồng Nguyện tại sự kiện “Kết nối yêu thương”

Khi mới bắt tay vào tham gia chương trình các bạn đều rất hào hứng, nhiệt tình và chủ động trong công việc. Tuy nhiên vì còn non trẻ, các bạn không thể tránh khỏi những sai xót nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của Đạo diễn – Thạc sĩ Hoàng Duẩn tất cả các bạn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và học thêm cho mình những kinh nghiệm bổ ích.

Bạn Phùng Viết Thành chia sẻ “Sau chương trình bạn rút ra rất nhiều những bài học quý giá như: việc chạy chương trình rất là quan trọng, cần phải có phương án dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong suốt chương trình, cần phải chu đáo trong khâu chuẩn bị dù là việc nhỏ nhất và phân chia công việc cho nhiều người tránh sự ôm đồm dẫn đến quá tải.”

Sự kiện “Kết nối yêu thương” thành công có sự đóng góp không nhỏ của các bạn sinh viên thực tập

Bạn Trần Bảo Châu đảm nhiệm vai trò biên tập kịch bản MC cho chương trình cũng chia sẻ “Đảm nhiệm vai trò biên tập kịch bản MC cho các chương trình văn hóa nghệ thuật đã đôi lần, bạn khá tự tin trong nhiệm vụ lần này tuy nhiên kịch bản còn khá dài và một số chổ sử dụng từ còn chưa sát nghĩa. Nhờ sự chỉ dạy của Đạo diễn – Thạc sĩ Hoàng Duẩn bạn đã có thể hoàn thành tốt kịch bản của mình.

Biên tập lại kịch bản MC và kịch bản diễn tiến ngay cả khi bắt đầu chạy chương trình

Bài học bạn rút ra thêm trong chương trình lần này là cần phải bám sát chủ đề của chương trình mà chọn tiết mục cho phù hợp, làm sao phải đa dạng đặc sắc phục vụ được mọi lứa tuổi tham gia. Và thời gian chính là cốt lỗi của sự thành công nên sử dụng nó một cách chính xác. Muốn sự kiện thành công cần một đội ngũ đoàn kết, trách nhiệm và tận tâm.

Được biết những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2018 sinh viên của Khoa quản lý văn hóa, Nghệ thuật luôn được thầy cô tạo điều kiện tham gia các sự kiện văn hóa nghệ thuật bên ngoài. Trong đó có thể kể đến “Lễ Giổ tổ ngành tóc Việt Nam”, “Lễ trao giải Quả bóng vàng”, “Lễ phát động Ngày hội bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017” tại TP.HCM,  “Lễ khai mạc Đường sách - đường Hoa Nguyễn Huệ”, chương trình nghệ thuật “Xuân trên đất biển Hà Tiên” (Tết 2018) của các giảng viên như: Thạc sĩ-đạo diễn Trịnh Đăng Khoa, Hoàng Duẩn, Trần Hoàng Thái…Đây là dịp để cho những sinh viên như chúng tôi tiếp cận được những kinh nghiệm thực tiễn vô giá.

Sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật tham gia biểu diễn và tổ chức tại Lễ khai mạc đường sách - đường hoa Nguyễn Huệ -

Tết 2018

Sinh viên  khoa QLVHNT trong sự kiện Lễ phát động Bình đẳng giới 2017

Trong những ngày tới, nhóm sinh viên lớp Quản lý văn hóa 14 sẽ có thêm những giờ học ngoài giảng đường, giờ học thực tế mới từ các dự án văn hóa và chương trình nghệ thuật do thầy, cô của khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật thực hiện như: cuộc thi Sinh viên Thanh lịch, lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Bảo… Hi vọng, những giờ học thêm sắp tới sẽ là những chuỗi ngày đẹp, rực rỡ tiếp theo trong thời sinh viên của chúng tôi trước lúc tạm xa ngôi trường thân yêu này.

Sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật tham gia biểu diễn và tổ chức tại sự kiện “Xuân trên đất biển Hà Tiên” - Tết 2018

Sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật tham gia trong chương trình Siêu thị cười của  đài Truyền hình TP.HCM (HTV)

Những buổi được theo thầy, cô làm nghề như vậy, chúng tôi gọi đó là những giờ học thêm miễn phí. Chúng tôi không phải trả tiền cho những buổi học đó mà ngược lại có khi còn được nhận thù lao từ thầy, cô và các đơn vị chi trả. Đó chính là cái giá của những giờ học thêm. Cái giá của tình nghĩa và trách nhiệm thầy, trò. Cái giá cho tình yêu đối với một nghề nghiệp mà mình đã đam mê theo học tại ngôi trường này và sẽ còn tiếp tục dấn thân cùng nó trên bước đường lập thân, lập nghiệp sắp tới – nghề Quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Sau lưng các sinh viên trong các giò "học thực tiễn" luôn luôn có các thầy - cô Khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật

Bảo Châu Lớp CĐVH 14

 

Từ khóa: